Trẻ mọc răng và thay răng quá sớm

"Con tôi mới 4 tháng tuổi đã bắt đầu mọc 4 răng; 4 tuổi rưỡi lại thay 2 răng cửa, nay 5 tuổi thì đã thay 5 răng. Cháu mọc và thay răng như vậy có quá sớm không. Khi thay răng cần đưa cháu đến nha sĩ hay có thể tự nhổ tại nhà?".
Trả lời:

Trình tự mọc răng của con bạn là sớm so với lịch chung. Tuy nhiên, để kết luận điều này có bình thường hay không, cần căn cứ vào tình trạng dinh dưỡng của trẻ và một số đặc tính của răng. Nếu màu sắc, vị trí, kích thước, hình dạng bình thường thì việc mọc răng sớm (hay trễ hơn) so với lịch mọc răng vẫn được xem là bình thường. Xin lưu ý là với những trẻ mọc răng sớm, nên đưa cháu đến các phòng khám răng hàm mặt để bác sĩ theo dõi, hướng dẫn vấn đề vệ sinh răng miệng nhằm đảm bảo cho bé có được hàm răng khỏe và đẹp.

Khi đến tuổi thay răng, các chân răng sữa thường tự tiêu ngót sinh lý, sinh ra lung lay. Việc nhổ các răng sữa tương đối đơn giản. Tuy nhiên, để đảm bảo vấn đề vô trùng, phụ huynh nên đưa bé đến các phòng khám răng hàm mặt để nhổ.

Muốn bé có hàm răng đều và đẹp, cha mẹ nên:

- Cho bé khám răng định kỳ 3 tháng/lần tại phòng khám răng hàm mặt.

- Chăm sóc kỹ răng, miệng cho bé tại nhà bằng cách chùi rửa răng hoặc đánh răng sau mỗi khi ăn.

Nguy cơ nhiễm khuẩn từ vòng cắn mọc răng

Cục quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) hôm qua khuyến cáo về nguy cơ nhiễm khuẩn từ một loại vòng nhựa có chứa dịch, chuyên dành cho trẻ cắn lúc ngứa lợi mọc răng. Đây là sản phẩm của hãng The First Years, một thương hiệu có tiếng trong lĩnh vực đồ dùng cho baby.


Vòng nhựa dành cho trẻ cắn lúc mọc răng ngứa lợi.

FDA cho biết dung dịch có trong chiếc vòng cắn răng đe dọa gây bệnh cho trẻ một khi nó rò rỉ. Sẽ rất nguy hiểm nếu trẻ nuốt phải hoặc dịch nhiễm khuẩn thấm qua vết đứt trong miệng. Nguy cơ mắc bệnh lớn nhất ở những bé có hệ miễn dịch yếu do suy dinh dưỡng, ung thư hoặc các sự cố khác.

Loại vòng cắn mọc răng này có mặt rộng rãi ở Mỹ và Canada từ tháng 5/2005 tới 1/2006 tại các điểm bán lẻ, cửa hàng tạp hóa, hiệu thuốc... Cho tới nay, công ty The First Years đã nhận được 105 khiếu nại về tình trạng rò rỉ dung dịch, trong đó có hai trường hợp trẻ cắn thủng cả lớp nhựa bảo vệ. Tháng trước, The First Years buộc phải thu hồi hơn 350.000 sản phẩm. FDA cho biết đang tiến hành kiểm định một số sản phẩm khác của hãng.

Trong khi đó, cha mẹ cần chú ý không mua các sản phẩm cắn răng có tên như sau:

- Disney Days of Hunny Soft Cool

- Disney Soft Cool Ring Teether, style #Y1470

- Disney Soft Cool Ring Teether, style #Y1490

- Sesame Beginnings Chill & Chew Teether, style #Y3095

- Cool Animal Teether, style #Y1473

- Floating Friend Teether, style #Y1474

Cách chăm sóc trẻ mọc răng

Chảy nhiều nước dãi, biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ, sốt nhẹ, lợi sưng đỏ, tiêu chảy... là những phiền toái thường gặp khi trẻ mọc răng. Việc chăm sóc lúc này cần tỉ mỉ hơn ngày thường.

Thường trẻ bắt đầu mọc răng sữa từ tháng thứ 6, nhưng cũng có thể sớm hơn hoặc muộn hơn.

Trước khi răng nhú lên, bạn sẽ thấy lợi của bé đỏ và sưng to, kèm theo sốt nhẹ. Do bị đau và khó chịu, bé hay quấy khóc và lười ăn, thậm chí sút cân. Vì vậy, bạn nên vỗ về bé, thay đổi chế độ ăn bằng bột, sữa hoặc cháo loãng.

Nếu bé sốt trên 38, 5 độ, bạn có thể cho uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn.

Bé cũng có thể đi ngoài phân nhão, sệt 3-4 lần/ngày, trong vòng khoảng 3-7 ngày. Nếu bé đi ngoài phân sệt nhiều lần nhưng lượng phân và nước ra ít thì không cần bù nước, cứ cho ăn uống bình thường. Nếu phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần thì nên đưa đến bác sĩ.

Giữ vệ sinh răng miệng tốt cho bé: Sau khi ăn, nên cho uống một ít nước lọc để súc miệng, rồi lau răng bằng khăn mềm; hoặc đánh răng cho bé. Nên làm thường xuyên nhiều lần trong ngày.

Bé có thể ngứa lợi, thích gặm nhấm, cắn các vật rắn. Do đó bạn nên chọn loại đồ chơi bằng chất liệu mềm, có hình tròn. Những đồ chơi vuông thành sắc cạnh rất nguy hiểm vì dễ làm tổn thương lợi và ảnh hưởng không tốt đến quá trình mọc răng của trẻ. Tốt nhất bạn hãy thay thế đồ chơi hàng ngày của bé bằng những miếng lê, táo hay cà rốt nhỏ.

Hãy mang bé đến bác sĩ nếu tình trạng quấy khóc, không chịu ăn kéo dài trong một tuần lễ, có nguy cơ gây chậm tăng cân, sụt cân. Nếu bé chỉ ăn ít trong vài ngày thì có thể không cần đi khám.

Nếu trẻ được 12 tháng mà chưa thấy răng nào mọc thì phải coi là bất thường do thiếu dinh dưỡng, còi xương. Cần cho trẻ ăn nhiều chất đạm, uống vitamin, đặc biệt là vitamin D.

Lưu ý: Các triệu chứng khi trẻ mọc răng không bao giờ gồm sốt cao, ho, nôn mửa, tiêu chảy kéo dài. Đó là triệu chứng của bệnh khác, vì vậy bạn cần đưa trẻ đi khám ngay.

Dụng cụ giảm đau khi trẻ mọc răng

Một trong những giai đoạn khó khăn nhất cho cha mẹ là khi trẻ mọc răng. Lợi và những mầm răng mới chồi khiến bé bứt rứt, quấy khóc.
Mẹ có thể tự làm dụng cụ giúp giảm đau mọc răng cho bé như sau:


Bạn may một chiếc tủi bằng vải trắng. Tạo dáng túi cho giống hình một chiếc tất. Nếu không, có thể chọn một chiếc tất màu trắng mới, được giặt sạch, phơi khô bằng chất liệu cotton mềm. Không chọn tất nhuộm màu vì có thể gây độc cho bé.

Thả vài miếng chuối hoặc bất kỳ loại quả thái miếng đông lạnh nào vào tất. Buộc thắt nút phía trên của tất lại. Đặt bé lên ghế cao ngồi ăn dành riêng cho bé. Đưa bé chiếc tất để bé tha hồ gặm. Hơi lạnh từ giúp bé dễ chịu vì nó làm xoa dịu cơn đau mọc răng ở bé.

Vòng ngậm mọc răng được bán sẵn, bạn có thể mua cho con để bé được thỏa mãn nhai, gặm. Sản phẩm có tay cầm, thuận tiện cho bé vui chơi và an toàn để ngậm

Vì sao bé không tăng cân, mọc răng?


Liên tục nhiều tháng con tôi không tăng cân, răng mọc từ lúc 6 ~ 10 tháng được 6 cái nhưng tới nay vẫn không mọc thêm. Đầu đổ mồ hôi liên tục.
Hiện nay bé được 14 tháng, cân nặng được 9kg. Chế độ ăn uống của bé như sau:

Sáng sớm 5h: uống sữa 100ml, 7h: cháo, hủ tiếu, phở, bánh canh..., 9h: váng sữa, bánh ngọt, trái cây..., 10h30: uống sữa 240ml

Ăn trưa 13:30: Cơm nhão với súp thịt, cá, rau cải.... (ăn luôn xác)

Giữa buổi 15:00: Bánh, trái cây. yaour...., chiều 17:30: Cơm nhão thit, cá....
Ngủ 19:30: uống sữa 240ml, 24:00: uống 100ml sữa

Xin bác sĩ tư vấn dùm tình trạng con tôi như thế có vấn đề gì bất thường không và nếu cần điều trị thì nên điều trị như thế nào? Chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Chào chị,

Con chị uống khá nhiều sữa so với nhu cầu: khoảng 680 ml sữa và 2 chế phẩm sữa, nhưng phần ăn chưa ổn vì ăn cơm quá sớm.

Ở tuổi này bé chưa mọc răng hàm đầy đủ nên không nhai cơm được, vì vậy ăn cơm sớm bé sẽ hấp thu kém và chậm lên cân.

Một số phụ huynh lại chan canh thêm vào cơm để bé dễ nuốt, việc này làm cho dịch vị loãng ra và bé không nhai, vì vậy men tiêu hóa tiết ra không đầy đủ làm cho tiêu hóa càng kém hơn.


Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ tăng trưởng tốt. 
Để bé tăng trưởng tốt hơn, chị nên cho cháu ăn mềm như cháo hoặc bún, phở…và uống sữa đầy đủ. Sau bữa ăn cho ăn thêm các thức ăn phụ như trái cây và chế phẩm sữa.

Bữa ăn của bé phải có đầy đủ 4 nhóm thức ăn, và phần dầu mỡ phải nhiều hơn so với người lớn vì nhu cầu chất béo của trẻ nhỏ cao hơn.

Chị nhớ phơi nắng cho bé mỗi ngày để tránh còi xương do thiếu vitamin D, làm ảnh hưởng đến phát triển xương và răng. Nhớ cho cháu ngủ đủ giấc thì cháu sẽ mau lớn hơn chị nhé

Những rắc rối khi mọc răng khôn


Răng khôn mọc lệch không chỉ gây tai biến tại chỗ, mà còn lan toàn thân, thậm chí gây nhiễm trùng máu nguy hiểm đến tính mạng.
Nghỉ học suốt một tháng vì đau răng, Ngọc Khánh 22 tuổi, sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội té ngửa khi biết rằng nguyên nhân là do chiếc răng khôn mọc lệch hàng. Khánh kể, ngày học cấp 3, rất nhiều lần phải chịu những cơn đau khi chiếc răng khôn hàm dưới bên phải chuẩn bị mọc. Sau nhiều lần lợi sưng, đưa tay sờ thấy chiếc răng khôn cũng nhú ra một góc, chắc mẩm răng mọc đúng vị trí nên thấy nhẹ nhõm cả người.

Hơn hai năm, chiếc răng khôn vẫn y nguyên như thế không "lớn" thêm được tí nào và Khánh cũng không thấy đau nhức gì nữa. Cách đây mấy tháng, nơi chiếc răng khôn mọc dở bỗng dưng phát cơn đau. Lúc đầu là những cơn đau nhẹ kèm theo sưng lợi, ăn uống khó khăn, đưa tay sờ vào thấy có lỗ. Nghĩ rằng sâu răng, Khánh mua thuốc giảm đau uống rồi thuốc bôi sâu răng, chỉ đỡ đau khi thuốc còn tác dụng. Những cơn đau ngày càng dữ dội kéo cả lên đầu, rồi đau toàn thân kèm theo các cơn sốt, Khánh phải nghỉ học.

Hàng xóm, bạn bè mách nhiều cách chữa trị sâu răng, nào là ngậm rượu ngâm rễ cây táo dại, rồi lấy lá đắp,… tất cả đều vô hiệu. Không thể chịu đựng thêm, Khánh đến bác sĩ nha khoa khám mới biết nguyên nhân do mọc răng khôn.

Bác sĩ phân tích, chiếc răng khôn không chỉ mọc lệch hàng mà còn nằm ngang, bề mặt răng đâm thẳng vào chiếc răng cũ để ra một khe trống. Chính vì thế khi sờ vào bệnh nhân thấy có cái lỗ nhầm tưởng đó là lỗ sâu răng.

May mắn hơn Ngọc Khánh, anh Quân ở Tây Hồ, Hà Nội, cũng gặp rắc rối lớn vì chiếc răng khôn mọc lệch, được xử lý sớm nên không phải chịu đau. Bị sâu 2 chiếc răng hàm, anh Quân phải đến nha sĩ nhiều lần nên có kinh nghiệm. Vì thế, mỗi lần răng đau nhức anh lại đi khám. Nguyên nhân gây đau nhức răng lần này không phải từ những chiếc răng sâu mà do răng khôn mọc "dại". Không mọc theo hàng lối, chiếc răng khôn đâm thẳng từ phía cùng hàm chèn những chiếc răng cũ.

Bác sĩ khuyến cáo, may mà phát hiện sớm, kịp thời xử lý, nếu để lâu răng mọc dài hơn sẽ làm vỡ luôn cả chiếc răng bên cạnh sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều.
Nguy hiểm răng khôn mọc lệch

Răng khôn là răng nằm phía trong cùng của hai hàm răng ở người trưởng thành. Bác sĩ Bùi Thị Thu Huyền, Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, răng khôn là răng cối lớn thứ ba trong cung hàm. Răng khôn mọc lệch gây các tai biến chiếm tỷ lệ khoảng 20% các bệnh về răng hàm mặt.

Hàm răng của chúng ta thường chỉ đủ chỗ cho 28 răng nhưng trên thực tế mỗi người có tới 32 răng vì mọc thêm 4 răng khôn ở hai hàm. Chính vì không đủ chỗ để mọc một cách bình thường nên những chiếc răng khôn thường tự "mở đường" mọc ngược về phía xương hoặc đâm thẳng về phía chiếc răng hàm đứng kế bên.

Do răng khôn ở trong cùng của hàm nên rất khó vệ sinh, thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ. Lâu ngày gây sâu răng hoặc viêm nhiễm vùng lợi xung quanh dẫn đến sưng, đau, hôi miệng… Bệnh viêm lợi sẽ tái phát nhiều lần nếu răng khôn không được chữa trị, những lần tái phát sau mức độ nguy hiểm càng cao.

Răng khôn khi xuất hiện không những gây nên cảm giác đau đớn khó chịu mà còn có thể còn tiềm ẩn rất nhiều rắc rối và nguy cơ với sức khỏe. Biểu hiện nhẹ nhất là nhiễm trùng, răng bị lợi trùm lên hoặc ngầm trong xương hàm, khiến thức ăn và vi khuẩn dắt vào túi lợi gây viêm quanh chân răng cấp mủ lan cả về phía thực quản, amydal, viêm hạch góc hàm. Về sau viêm trở thành mãn tính lan xuống hầu họng, gây rối loạn tiêu hóa do nuốt mủ.

Hiện nay nhiều người sai lầm khi cho rằng cứ mọc răng khôn là phải nhổ đi. Các bác sĩ nha khoa cho rằng không phải lúc nào cũng nên nhổ. Theo bác sĩ Huyền thì việc điều trị răng khôn mọc lệch giai đoạn sớm không có gì là khó khăn. Sau khi khám lâm sàng và chụp phim X-quang, tùy theo vị trí mọc răng, răng có đủ chỗ hay không đủ chỗ mọc, tuổi của bệnh nhân và sự phát triển của bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định sử dụng kháng sinh, cắt lợi trùm để khiến cho răng mọc lên dễ dàng, chỉ những trường hợp quá đau đớn hoặc răng gây tai biến mới phải nhổ như  răng khôn mọc xiên vẹo, lệch hàng chèn ép chiếc kế bên…

Bác sĩ Huyền khyến cáo, nếu thấy bất thường thì đến bệnh viện chuyên khoa, điều trị ngay từ đầu. Tuyệt đối tránh tình trạng để bệnh phát triển âm ỉ, lâu dài dẫn đến các tai biến nguy hiểm.

Quả mướp đắng giúp bé mau mọc răng


Con tôi 4 tháng tuồi chưa mọc răng, nhiều người khuyên tôi nên mua trái khổ qua về cho bé cạp cho cứng nướu để dễ mọc răng. Tôi không biết thông tin này có đáng tin cậy hay không thưa bác sĩ?

Trả lời:

Chào bạn! Trong các tài liệu y khoa về chăm sóc bé không có khuyên cho bé cạp trái khổ qua (mướp đắng) để cứng nướu. Để trẻ mọc răng tốt thì điều quan trọng nhất là chế độ dinh dưỡng của bà mẹ khi mang thai phải đủ canxi (vì mầm răng hình thành ngay từ trong bào thai) và chế độ dinh dưỡng của bé đủ canxi.

Ngoài ra, việc tập cho bé nhai, gặm (như cho ăn những mẩu bánh mềm, trái cây nạo) cũng kích thích nướu để trẻ mọc răng. Tuy nhiên, 6 tháng tuổi mới nên cho bé tập ăn dặm vì ăn sớm dễ bị rối loạn tiêu hóa do các men chưa có đầy đủ, dễ bị dị ứng thức ăn.

Khi ăn dặm thì mục tiêu chỉ là để cho bé làm quen với thức ăn đặc, biết ăn nhiều loại thực phẩm, bổ sung chất xơ, chất sắt chứ không phải để cung cấp năng lượng (ăn để no) như người lớn. Nguồn dinh dưỡng chính cho bé vẫn là sữa, vì sữa dễ tiêu hóa hơn, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và giúp bé cao.

Làm gì khi bé chậm mọc răng?

Con gái tôi được 9 tháng 10 ngày. Cháu chưa mọc răng, chưa biết bò chỉ biết ngồi, cháu tập nói được nhiều từ măn măn, nhanh nhanh, pa pa, bà bà, ma ma...
Cháu nặng 9 kg, chiều cao khoảng 70-71 cm. Cháu nhanh nhẹn hay cười, đang tập đứng. Cháu ăn một ngày 2 bữa bột mặn và 1 bữa bột sữa, mỗi bữa khoảng trên lưng bát con một chút. Tôi cho cháu ăn thịt, tôm, cá, ngao biển, đậu phụ, kết hợp với một trong các loại như rau cải, cà chua, cà rốt, khoai tây, bí xanh, bí đỏ, thỉnh thoảng ăn khoai lang không, và một thìa dầu ăn.

Lịch ăn của cháu như sau: Sáng 7h ăn bột, sau đó ngủ khoảng 1 tiếng. 10h hơn ăn 80-90 ml sữa công thức. Trưa 12h ăn bột, sau đó 1h bú mẹ và ngủ khoảng 1-2 tiếng, tầm 3h30-4h30 uống 80-90ml sữa công thức, tối tầm 5h30-6h ăn bột, rồi ngủ, có lúc ngủ tới sáng, đêm cựa lại mấy lần bú mẹ, có lúc tầm 9 h tối cháu thức dậy chơi và ăn khoảng 80-90ml sữa. Cháu lười ăn sữa, không bú bình nên tôi đút bằng thìa, và thỉnh thoảng cho một viên phô mai con bò cười vào bát bột cho cháu. Tôi ít sữa không đủ cho cháu bú. Bú như giải khát thôi. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi với. Cảm ơn bác sĩ nhiều ạ.

Trả lời

Chào bạn Thu Hà,

Trước tiên phải chúc mừng bạn vì con bạn có thể chất và tinh thần đều phát triển rất tốt. Bé cũng dễ ăn và dung nạp được đa dạng các thức ăn khác nhau, vẫn được duy trì nguồn sữa mẹ có lợi cho miễn dịch cũng như phát triển trí não.

Ở tuổi này, bé ăn 3 bữa bột hoặc cháo với đa dạng các chất, bú mẹ hoặc sữa công thức xen kẽ, ngủ đều, vui vẻ lanh lợi là rất ổn rồi. Còn chuyện mọc răng còn tùy thuộc nhiều yếu tố khác, trong đó ngoài cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết còn cần cho bé tập nhai thức ăn thô để kích thích nướu răng và vấn đề di truyền, miễn là đến lúc cần bé vẫn có đủ răng như bé khác, tức là khoảng 2 đến 2,5 tuổi mọc đủ răng sữa. Nhưng nếu trẻ mọc răng quá muộn thì bạn có thể cho bé đến khám răng xem bé có bất thường gì không. Việc bò hay không bò cũng vậy, bé không bò nhưng lại tập đứng chứng tỏ bé rất cứng cáp, bạn không cần quá lo lắng.

Sữa mẹ tiết ra theo nhu cầu của bé, hễ bé bú thì cơ thể mẹ sẽ tạo sữa, vì vậy lúc nào ở nhà, đến cữ mẹ cứ cho con bú nhé. Sữa mẹ tạo ra còn chịu ảnh hưởng của vấn đề tâm lý, nếu mẹ thấy thoải mái, tin tưởng vào chất lượng và số lượng sữa của mình thì sẽ có sữa nhiều hơn. Ở tuổi này bé đã lớn, sức bú tốt nên đôi khi mẹ chưa kịp căng sữa con đã bú tiếp, nhưng trong lúc con bú mẹ tiếp tục tạo sữa thêm nên bạn cũng đừng lo khi thấy mình không căng sữa hay chảy sữa như những tháng trước đó. Sữa mẹ cũng tiết ra dưới tác dụng của hoóc môn prolactin, tiết ra nhiều vào ban đêm, khi trong ngực mẹ cạn sữa và con có nhu cầu bú tiếp, do đó duy trì cữ bú mẹ ban đêm và cho bú cạn sữa trong ngực là yếu tố giúp duy trì sữa mẹ.

Khi bé bú mẹ, bé không thích ngậm núm vú cao su, và việc cho con uống sữa ngoài bằng ly và muỗng là khuyến cáo của y tế dành cho các bà mẹ, giúp trẻ không chê vú mẹ và ít bị rối loạn tiêu hóa. Việc tiệt trùng ly, muỗng tốt hơn nhiều và an toàn hơn nhiều so với tiệt trùng núm và bình sữa đó bạn.

Nói chung, con bạn đang phát triển rất tốt, bạn cứ để bé phát triển tự nhiên với sự giúp đỡ, theo dõi và can thiệp khi cần của người lớn, không nên ép bé vào 1 mẫu hình mà mình cho là hay, là tốt nhưng bé không thấy thích, có khi sẽ tạo hiệu quả ngược bạn nhé.

Bé 1 tuổi chỉ mọc được 1 cái răng

Con em được 1 tuổi mà mới mọc được 1 cái răng. Hơn 5 ngày nay bé không chịu ăn, đút cháo là bé khóc, cũng không chịu bú sữa ngoài, mỗi lần đút vô là ngậm không nuốt. Bác sĩ cho em hỏi em phải làm sao?

Trả lời

Thân chào chị!

Theo tài liệu của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), 20 răng sữa của trẻ em đã được hình thành trong hàm trẻ ngay khi trẻ mới chào đời.

Theo thứ tự, răng bắt đầu nhú khỏi nướu thường từ tháng thứ 6 trở đi. Tuy nhiên, thứ tự, thời điểm xuất hiện, và số răng hiện diện trong giai đoạn đầu đời này có thể khác nhau tùy trẻ. Có nhiều trường hợp trẻ rất bình thường, không thiếu dưỡng chất, không ở tình trạng bệnh lý, nhưng 12 - 14 tháng chưa có được chiếc răng đầu tiên.

Do đó, mẹ không phải lo lắng cho miệng xinh của con thơ 1 tuổi chỉ có 1 răng. Hơn nữa, tuần vừa qua bé khóc khi ăn và bú, và biếng ăn biếng bú, nếu niêm mạc miệng họng của bé không viêm loét thì có thể đây là dấu hiệu sắp nhú thêm răng. Nướu răng tương ứng với răng sắp mọc có thể sưng đau gây khó chịu cho bé khi phải tiếp nhận thức ăn hay bú, cộng thêm những rối loạn khác như mất cảm giác ngon miệng, chảy nước bọt, khó ngủ... Mẹ thử quan sát lại nhé.

Tuy vậy, để tránh trường hợp chủ quan, có khi mọc răng chậm do vài trường hợp bệnh lý với những triệu chứng khác đi kèm. Bé ở độ tuổi đang phải đi chủng ngừa nhiều loại, nên nhân tiện khi đi chủng ngừa hay đi khám bệnh, bác sĩ khám tổng quát sẽ chẩn đoán xác định hay loại trừ trường hợp bệnh lý, cũng như có lời khuyên cho mẹ chính xác hơn.

Việc khám Nha khoa lần đầu tiên được khuyến cáo khởi đầu khi trẻ có chiếc răng đầu tiên cũng rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ.

Bé 16 tháng tuổi chưa mọc răng

Bé nhà em được 16 tháng nhưng chưa mọc răng. Em đã cho con uống bổ sung canxi và vitamin D theo chỉ dẫn của bác sĩ. Vậy em bé có cần bổ sung thêm gì không ạ?

Trả lời:

Còi xương là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ. Dấu hiệu của bệnh gồm: ngủ không ngon giấc, tóc rụng, quấy khóc đêm, đầu bẹp, trán dô... Nếu trẻ không có các dấu hiệu trên và phát triển vận động bình thường- biết bò, biết đi đúng theo tháng tuổi, mà chỉ mọc răng chậm thì có khả năng mọc răng chậm có tính chất gia đình.

Ngoài ra cũng có thể lợi của bé quá cứng, răng không nhô lên được. Bạn cần cho bé đi khám bác sĩ răng-hàm-mặt.

Còn nếu bé có các dấu hiệu của bệnh còi xương, thì em cần bổ sung cho cháu canxi, kẽm và vitamin D theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bé gái chậm mọc răng

Con gái em 18 tháng tuổi, nặng 12kg, cao 84cm. Lúc 10 tháng, bé mới mọc được 4 cái răng và cho đến bây giờ không mọc thêm cái răng nào nữa. Em đọc sách và hỏi ý kiến bác sĩ thì được tư vấn việc mọc răng là do di truyền.
Ngày trước em cũng chậm mọc răng như bé bây giờ. Bác sĩ nói việc chậm mọc răng không sao cả nếu bé vẫn phát triển bình thường. Bác sĩ cũng có kê đơn cho em bổ sung thêm canxi nhưng nói thêm việc bổ sung này không có tác dụng vì răng đã hình thành trong quá trình mang thai của người mẹ.

Em rất lo vì mọc răng chậm nên bé nhà em chỉ ăn được cháo xay, không tự nhai được. Liệu việc bổ sung canxi cho bé có vô tác dụng như bác sĩ nói không? Vì nếu với sự phát triển bình thường thì bé nhà em phải mọc ít nhất 12 cái răng rồi. (Khôi)

Trả lời:

Về cân nặng và chiều cao, con em phát triển hoàn toàn bình thường.

Hiện tượng  trẻ mọc răng chậm có thể mang tính chất gia đình. Tuy nhiên em vẫn có thể bổ sung canxi và vitamin D cho bé để mọc răng nhiều hơn.

Bé mới sinh đã mọc 2 răng cửa


Vicki Griffiths dự định cho con gái mới sinh bú sữa mẹ nhưng cô buộc phải thay đổi khi bất ngờ nhìn thấy con đã có 2 chiếc răng cửa.

Theo tờ UK News, bé Eva chào đời tại Bệnh viện ĐH James Cook, Middlesbrough, Anh, với cân nặng gần 3,3 kg. Bé đã làm cho những y tá, nữ hộ sinh cũng như gia đình sửng sốt khi nhìn thấy 2 chiếc răng ở hàm dưới.


Bé Eva Faith chào đời ngày 8/9 tại bệnh viện ĐH James Cook, Anh khiến mọi người hoàn toàn bất ngờ với 2 chiếc răng cửa.

Bé Eva Faith chào đời ngày 8/9 tại Bệnh viện ĐH James Cook, Anh khiến mọi người hoàn toàn bất ngờ với 2 chiếc răng cửa. Ảnh: UK News.
Griffiths, bà mẹ 26 tuổi cho biết, lúc đầu bé ngậm chặt miệng nên không ai để ý. Vợ chồng cô hiện tại lo lắng rằng Eva sẽ sớm mọc thêm răng trước khi bé đủ lớn để có thể sử dụng thuốc dành cho trẻ em trong thời kỳ mọc răng.

Cô chia sẻ thêm: “Tôi cứ phải hỏi đi hỏi lại những nữ hộ sinh và y tá rằng sẽ phải làm gì nếu bé bị đau khi mọc răng, nhưng chẳng ai có thể trả lời tôi cả. Họ chỉ đi nơi khác và rồi quay lại với nhiều người hơn nữa để nhìn răng của Eva. Chẳng ai có thể tin điều này là có thật. Khi rời bệnh viện tôi cũng đến gặp bác sĩ của mình và ông ấy nói chưa từng nghe chuyện tương tự bao giờ. Nữ hộ sinh với 25 năm kinh nghiệm cũng cho biết bà chưa từng thấy việc này trước đây”.

Ban đầu, bà mẹ ba con nghĩ rằng họ sẽ lấy những chiếc răng này đi để đề phòng bé nuốt phải nó, nhưng một bác sĩ nhi khoa đã tới kiểm tra và cho biết những chiếc răng này đã đủ ổn định để không gây ra vấn đề gì cho bé.

Hiện bé Eva được cho bú sữa bình. Mọi người đều thích thú khi gặp em bé với điểm đặc biệt này. Eva thường hay há miệng, đặc biệt là sau khi thức dậy. Một nhiếp ảnh gia về trẻ em đã ghé qua chụp hình bé.

Theo nhà tư vấn về trẻ sơ sinh, Jonathan Wyllie từ ĐH James Cook, việc này xảy ra khoảng 3 lần trong mỗi 2 năm, cứ 2.000 đến 3.000 em bé thì có một trường hợp thế. Các bé được sinh ra với một hoặc hai chiếc răng và thông thường là răng dưới.

Những chiếc răng này thường phát triển ở nướu dưới và chưa hoàn chỉnh về cấu trúc nên rất dễ lung lay. Mặc dù chưa được hình thành hoàn toàn nhưng nó có thể ảnh hưởng tới lưỡi của trẻ khi bú và gây đau đớn cho mẹ khi trẻ bú. Răng này thường được nhổ sớm sau khi trẻ được sinh ra một thời gian ngắn bởi nếu răng rớt ra, trẻ có khả năng nuốt phải. Những chiếc răng này thường không liên quan tới bất cứ vấn đề sức khỏe nào. Chưa có giải thích nào cho vấn đề này ngoại trừ lý do trẻ có sự phát triển răng sớm.

Không cần quá lo khi trẻ mọc răng chậm


Thấy bé hàng xóm kém con mình 3 tháng đã nhú 2 chiếc răng cửa trắng xinh, chị Thanh Loan sốt ruột nhìn con trai 9 tháng vẫn cười trơ lợi.
Cho con uống toàn sữa ngoại xách tay, tỉ mẩn xay bột, thịt cá, rau vào mỗi bữa ăn đảm bảo chất dinh dưỡng, canxi theo tư vấn của bác sĩ, mỗi ngày chị Thanh Loan (Mai Động, Hà Nội) còn cẩn thận tắm nắng cho bé vào buổi sáng, thế nhưng 9 tháng bé nhà chị vẫn chưa mọc chiếc răng nào. Chị stress khi nhìn đứa con trai bụ bẫm, khỏe mạnh đến giờ vẫn "móm".

Chị Lê Tú (Nguyễn Trãi, Hà Đông) cũng đứng ngồi không yên khi bé Bi nhà chị hơn 14 tháng mới mọc 3 răng. Hai răng hàm dưới nhú lên khi bé 10 tháng tuổi, cái còn lại mới mọc tháng trước. Cùng tháng với Bi, nhưng con bạn chị đã 16 răng, trong đó có 4 răng hàm. Nhìn con người ta răng lợi đầy đủ, chị Tú càng ngày càng sốt ruột, hết lên mạng tìm hiểu lại hỏi han những mẹ đi trước. Làm đủ mọi cách mà bé Bi vẫn chưa có dấu hiệu mọc thêm chiếc nào.


Trẻ mọc răng chậm là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh, tuy nhiên bác sĩ nha khoa cho biết nỗi lo đó thường là không cần thiết. 
Tiến sĩ Phạm Như Hải, Trưởng khoa răng Bệnh viện Việt Nam Cuba Hà Nội, cho hay cha mẹ không nên quá lo lắng vì con mọc răng chậm, không nên so sánh với các bé khác vì thời gian mọc răng của mỗi bé không giống nhau. Thông thường răng sữa mọc trong thời gian từ 6 đến 30 tháng tuổi. Tuỳ từng trẻ mà bộ răng sữa mọc xong lúc 2-3 tuổi với đầy đủ 20 răng.

Răng của bé mọc theo nguyên tắc cộng 4: Khoảng tháng thứ 7 thì mọc răng cửa, tháng 11 mọc đủ 4 răng cửa; tháng 15 mọc đủ 8 răng cửa; tháng 19 mọc thêm 4 răng hàm nhỏ; tháng 23 mọc thêm 4 răng nanh; tháng 27 mọc thêm 4 răng số 5. Các răng vĩnh viễn bắt đầu mọc từ 6 đến 12 tuổi, trừ răng khôn thì mọc muộn hơn khoảng sau 17 tuổi.

Có bé 4 tháng đã mọc răng, có bé lại muộn hơn tới 9-10 tháng. Đây là hiện tượng bình thường, phụ huynh không nên quá lo lắng. Nếu gia đình vẫn chưa yên tâm thì có thể đưa các bé đi khám, chụp phim X-quang để xác định xem có vấn đề gì bất thường không.

Bác sĩ Hải cho biết thêm, trẻ bị thiếu canxi thường chậm mọc răng hơn các bé khác. Tuy nhiên, mọc răng sớm không có nghĩa là đủ canxi. Có nhiều trẻ mới đẻ ra đã có răng, đây là quá trình sinh lý bình thường. Nếu 3 tháng đã mọc răng thì cũng không có gì phải lo lắng.

Đối với các bé mọc răng sớm, cha mẹ cần để ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống của trẻ. Trẻ mọc răng có thể bị đau, sốt dẫn đến mệt mỏi chán ăn, vì vậy trong giai đoạn này không nên quá để ý đến cân nặng của trẻ.

Bé sợ ăn vì mọc răng?


Bé trai nhà em 13 tháng, cân nặng và chiều cao bình thường. Từ lúc 10 tháng đến nay bé có 4 cái răng. Mới đây em phát hiện con đang mọc 2 cái răng nữa. Nhưng không hiểu sao dạo này bé cứ thấy cháo hay sữa là nhợn lên muốn ói.
Nếu cố tình cho bé ăn thì bé sẽ ói. Em sợ bé ăn không tiêu nên chỉ nấu cháo với rau thôi mà bé cũng như vậy. Cho em hỏi có phải do bé mọc răng nên như vậy hay không? Em lo quá, bé cứ như thế này chắc sẽ bị sút cân.


Trả lời:

Trong giai đoạn hiện nay bé nhà bạn mọc răng nên có thể bị đau lợi, sưng hoặc ngứa lợi, có trẻ bị sốt, thậm chí không muốn ăn. Bạn không nên quá lo lắng. Trước mắt bạn có thể chăm sóc vỗ về bé, cho bé uống sữa ít một và chia thành nhiều lần, không nên ép bé quá. Cháo có thể nấu lỏng hơn bình thường để bé dễ nuốt nhưng vẫn có đủ bốn nhóm thực phẩm, chế biến nên nấu mềm, nhừ hoặc băm nhỏ.

Bạn có thể cho bé ăn thêm sữa chua, nước hoa quả tươi. Sau khi ăn cho bé tráng miệng bằng nước lọc.

Nếu thực sự bé ăn ít do đang mọc răng thì sau thời gian vài ngày bé đỡ đau sẽ ăn trở lại bình thường. Trường hợp bé bỏ ăn hơn một tuần, sụt cân nhiều, bạn cần cho bé đi khám để tìm nguyên nhân cụ thể và điều trị, tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con.

Lý do trẻ hay nhỏ dãi khi mọc răng


Các bé hay nhỏ dãi, theo cách tự nhiên, là để giảm lượng vi khuẩn trong miệng. Cha mẹ thấy con nhỏ dãi nhiều hơn bình thường chớ lầm tưởng do con đói.
Có rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra hiện tượng này. Dưới đây là một số nguyên nhân cha mẹ có thể cân nhắc.

Mọc răng: Nhỏ dãi thường là dấu hiệu trẻ mọc răng, lúc này bé sẽ hay cắn và khiến tuyến nước bọt hoạt động tích cực hơn.


Nhiễm trùng: Có thể bé bị viêm miệng khiến tuyến nước bọt bị kích thích. Nhỏ dãi là cách cơ thể tự chống chọi lại với viêm nhiễm.

Quá trình phát triển: Cha mẹ có thể nhận thấy bé nhỏ dãi nhiều hơn bắt đầu từ khi được 3 tháng tuổi. Đây là bước phát triển bình thường. Bé sẽ không mọc răng cho tới khi được 6 tháng, răng đã bắt đầu phát triển trong lợi bé khiến tuyến nước bọt hoạt động tích cực.

Tiêu hóa: Nước dãi do miệng tiết ra sẽ giúp trung hòa axit trong dạ dày, giúp giảm đau bụng và giúp hệ tiêu hóa non nớt của bé hoạt động tốt hơn.

Trào ngược axit dạ dày: Bé trớ sữa nhiều là do cơ tâm vị yếu và dạ dày còn ở thế nằm ngang, khiến bé dễ bị trào ngược axit và nôn trớ. Hiện tượng này làm thực quản của bé bị kích ứng và gây khó chịu. Nhỏ dãi và nuốt nước bọt giúp bé làm dịu dạ dày và dễ chịu hơn.

Có nhiều nguyên nhân khiến bé hay nhỏ dãi. Các lý do thường không nguy hiểm, Trên thực tế, nhỏ dãi là phản ứng tích cực ở bé. Trường hợp cha mẹ vẫn cảm thấy bé nhỏ dãi quá nhiều thì nên đưa con đi khám.

Bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ


Dưới 6 tháng tuổi, bệnh răng miệng chủ yếu ở trẻ là nanh, tưa miệng. Ngoài 6 tháng tới 3 tuổi, trẻ có thể vị viêm loét miệng, viêm lợi cấp hay viêm lưỡi bản đồ mãn tính.
Răng đóng vai trò quan trọng trong chức năng nhai, học nói, tạo nên sự phát triển của cấu trúc mặt và duy trì khoảng cách cần thiết trên cung răng cho răng vĩnh viễn mọc sau này không bị thiếu chỗ. Dưới đây là kiến thức cha mẹ cần biết về những bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ do bác sĩ Nguyễn Nguyệt Nhã, khoa Tai mũi họng - Mắt - Răng hàm mặt, Bệnh viện Nhi trung ương chia sẻ:

Giai đoạn từ lúc mới sinh tới 6 tháng tuổi

1. Nanh

Đây là trường hợp thường gặp ở 75% trẻ sơ sinh, không phân biệt giới tính.

Biểu hiện lâm sàng:

- Là những nang nhỏ kích thước 1-3 mm, màu trắng, nằm rời rạc hay thành đám trên niêm mạc khẩu cái hay niêm mạc xương hàm. Trẻ mọc răng có thể không gây ảnh hưởng gì hoặc cũng có thể gây biếng ăn và bỏ bú.

Xử trí: 

- Nếu không ảnh hưởng gì tới ăn uống tự nanh sẽ rụng.

- Nếu ảnh hưởng tới ăn uống như biếng ăn, bỏ bú thì phải đến các bác sĩ răng hàm mặt để chích nanh.

2. Tưa miệng

Triệu chứng:

- Có những mảng trắng như sữa bám vào niêm mạc miệng.

- Mảng trắng có thể đông đặc toàn bộ niêm mạc miệng và hàm họng.

- Khi đánh đi lớp nấm dày để lại lớp niêm mạc phía dưới chảy máu.

Xử trí: Dùng thuốc kháng nấm Nystattin, mật ong hay glyxerin borat đánh sạch nấm ngày 3-4 lần.

Giai đoạn từ 6 tháng tới 3 tuổi

1. Thời kỳ mọc răng sữa ở trẻ.

Trong giai đoạn này, trẻ cần được bổ sung canxi vì đây là thời kỳ bắt đầu có sự biến động trên xương hàm do mọc răng.

Sơ lược thời gian mọc răng sữa của trẻ: Thời kỳ này trẻ mọc đủ 20 răng sữa.

Hàm trên:

- 2 răng cửa giữa: 7 tháng.
- 2 răng cửa bên: 9 tháng.
- 2 răng nanh: 18 tháng.
- 2 răng cối nhỏ: 14 tháng.
- 2 răng cối lớn: 24 tháng.

Hàm dưới:

- 2 răng cửa giữa: 6 tháng.
- 2 răng cửa bên: 7 tháng.
- 2 răng nanh: 16 tháng.
- 2 răng cối nhỏ: 12 tháng.
- 2 răng cối lớn: 20 tháng.

2. Viêm loét miệng

Biểu hiện lâm sàng:

- Bệnh thường xuất hiện sau khi trẻ sốt do bệnh toàn thân như: sởi, thuỷ đậu, sau sốt mọc răng sữa, trẻ vệ sinh răng miệng kém.

- Các nốt loét to nhỏ, có giả mạc trắng hay vàng, động vào dễ chảy máu.

- Trẻ bỏ ăn vì đau miệng.

Xử trí:

- Vệ sinh răng miệng hằng ngày sau khi ăn.

- Cho kháng sinh toàn thân kết hợp.

- Cho thuốc giảm đau.

- Bôi thuốc chữa viêm loét.

3. Viêm lợi cấp

Thường gặp ở trẻ 6 tháng đến 3-4 tuổi, xuất hiện sau sốt mọc răng.

Biểu hiện lâm sàng:

- Trẻ sốt, quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn do lợi đau và viêm tấy, chảy máu lợi, hơi thở hôi.

- Tại chỗ: Các viền và núm lợi gây viêm tấy đỏ, không bám mềm mại vào cổ răng, động vào dễ chảy máu.

Xử trí:

- Không dùng bột lá cây, dễ gây nhiễm trùng huyết (vì lợi đang viêm cấp).
- Đưa tới bác sĩ răng hàm mặt để được điều trị và hướng dẫn chăm sóc.

4. Viêm lưỡi bản đồ mãn tính

Nguyên nhân: Bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể do thiếu vitamin B, do dị ứng, di truyền, do có sự xáo trộn của chu kỳ thay thế tế bào lưỡi.

Biểu hiện lâm sàng: Trên mặt lưỡi có vùng trơn láng màu đỏ, viền trắng (trên đó là vùng gai lưỡi mất gai). Các mảng loang này thay đổi từ vùng này sang vùng khác. Có thời gian tự mất sau lại xuất hiện.

Xử trí: Chủ yếu vệ sinh răng miệng tốt. Trường hợp viêm loét lưỡi có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ tai mũi họng.

5. Sâu răng, viêm tủy răng và abse răng

Nguyên nhân: Do sâu răng không được chữa trị kịp thời dẫn đến biến chứng gây viêm tủy răng.

Biểu hiện lâm sàng:

- Sâu men: Men bị axit phá hủy. Răng ê buốt nhẹ thoáng qua. Xử trí: Đánh răng thuốc có fluor.

- Sâu ngà: Axit phá hủy xuống ngà răng. Trẻ bị ê buốt nhiều khi uống nước nóng lạnh hay khi ăn nhai. Xử trí: Phải đi hàn răng.

- Viêm tủy: Sâu răng nặng đã lan tới tủy răng. Đau nhức từng cơn tự nhiên kể cả khi không nhai, đau nhiều từng cơn về đêm. Xử trí: Chữa tủy răng.

- Viêm cuống răng - abse lợi vùng răng tương ứng. Đau nhức tự nhiên, liên tục có sưng tấy mủ vùng lợi răng hay sưng tấy mặt bên răng đau.

Xử trí:

- Răng sữa: Với trẻ dưới 6 tháng tuổi sưng tấy lần đầu có thể điều trị kháng sinh và bảo tồn răng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi sưng tấy nhiều lần thì phải nhổ răng.

- Răng vĩnh viễn: Cố gắng chữa răng bảo tồn.

Giai đoạn 6-12 tuổi

1. Viêm lợi

Biểu hiện lâm sàng:

- Hơi thở hôi.

- Lợi chảy máu khi đánh răng.

- Lợi mềm, sưng đỏ, căng bóng.

- Có mảng bám vào răng xốp, mảng bám vào cổ răng.

- Ấn tay: Có mủ chảy ra quanh răng, răng lung lay, lợi phập phồng không bám sát cổ răng.

Xử trí:

- Vệ sinh răng miệng sáng tối.

- Lấy sạch cao răng.

- Dùng thuốc điều trị viêm lợi.

- Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng (theo chỉ định của bác sĩ răng hàm mặt).

2. Thiểu sản men răng

Biểu hiện lâm sàng: Răng mất men, gồ ghề, màu vàng xám, dễ mủn nát và gãy răng.

Xử trí: 

- Hàn răng nếu thiểu sản men trên thân răng để lại hố sâu.

- Cho bổ sung canxi (theo chỉ định của bác sĩ tai mũi họng).

3. Răng mọc lệch lạc

Nguyên nhân: 

- Do cung hàm quá hẹp.

- Răng vĩnh viễn mọc thiếu chỗ.

- Do nhổ răng sữa sớm dẫn đến xô lệch răng.

Xử trí:

- Nhổ răng sữa.

- Chỉnh nha thẩm mỹ (theo chỉ định của bác sĩ tai mũi họng).

Cách chăm sóc và dự phòng các bệnh răng miệng cho trẻ:

- Đánh răng thường xuyên: 2 lần/ngày từ lúc trẻ 3 tuổi.

- Dùng kem đánh răng có flour.

- Khám răng định kỳ 6 tháng/lần.

- Ăn uống đủ chất: Đặc biệt là bổ sung canxi (theo chỉ định của bác sĩ răng hàm mặt) đảm bảo sự hình thành và phát triển của răng.

Trẻ chậm mọc răng có phải do thiếu chất?


Trẻ khỏe mạnh bình thường bắt đầu mọc răng vào tháng thứ sáu. Một năm trẻ có thể mọc được 8 cái, đến 2 tuổi thì hết thời kỳ mọc răng sữa. Bạn có thể tính số răng cho bé theo công thức: Số răng = Số tháng tuổi của bé trừ đi 4.

Số răng sữa là 20 răng. Như vậy bình thường bé 17 tháng số răng có thể là 13 cái. Hiện nay bé nhà bạn có 6 răng và bắt đầu mọc từ lúc 9 tháng tuổi. Bạn không nói rõ ngoài việc chậm mọc răng bé có kèm theo các dấu hiệu khác của thiếu dinh dưỡng không, ví dụ chậm phát triển cân nặng, chiều cao, các triệu chứng của còi xương như ngủ không ngon giấc ban đêm, hay giật mình khóc thét, đổ mồ hôi trộm ban đêm, thóp rộng... Khi đó, chậm mọc răng có thể là do bé bị còi xương.

Chế độ ăn cho bé cần chú ý tăng lượng sữa trong khẩu phần, một ngày khoảng 500 ml. Sữa là nguồn dinh dưỡng quý giá, có nhiều canxi dễ hấp thu. Ngoài sữa, có thể sử dụng cả các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phomai, các loại bánh bổ sung canxi cho bé kết hợp với các thức ăn nguồn động vật như tôm, cua, cá..., chất béo. Ngoài việc cung cấp năng lượng trong khẩu phần, dầu mỡ còn là dung môi hòa tan vitamin D để tăng cường hấp thu canxi. Nhớ bổ sung rau xanh và hoa quả tươi để cung cấp thêm các vitamin và khoáng chất cho con. Hằng ngày bạn có thể tắm nắng cho bé 15-20 phút vào buổi sáng trước 8h...

Bé có thể cần được bổ sung thêm vitamin D và canxi dưới dạng thuốc nhưng cần theo chỉ định của bác sĩ. Bạn không nên tự ý sử dụng vitamin D vì có thể làm trẻ bị ngộ độc khi dùng liều cao hoặc thời gian dùng quá dài.

Những lưu ý khi niềng răng cho trẻ


“Hàm răng, mái tóc một góc con người” câu ẩn dụ nói lên tầm quan trọng của mái tóc, hàm răng trong vai trò thẩm mỹ và sức khỏe của mỗi người.

Để có được một hàm răng trắng bóng, mọc răng đều, khỏe mạnh….chúng ta phải có kế hoạch chăm sóc và điều chỉnh răng. Việc hiểu biết về sự phát triển răng của trẻ từ nhỏ đến khi trưởng thành sẽ giúp phụ huynh, bác sĩ nắm bắt đúng thời cơ điều trị những sai lệch hàm, mặt tại thời điểm hợp lý, hạn chế rủi ro khi điều trị chỉnh răng.

Vậy, những lưu ý về các giai đoạn phát triển của răng, niềng răng như thế nào?


Thế nào là niềng răng 

Chỉnh răng (niềng răng) là một thủ thuật nha khoa, giúp xếp răng thẳng hàng, tái tạo khớp cắn, tốt cho sức khỏe răng miệng.



Niềng răng (Ảnh minh họa) 


Các loại niềng răng 

- Niềng răng tháo lắp: có thể lắp vào và tháo ra hàng ngày.

- Niềng răng cố định: các mắc được cài chặt vào răng lúc bắt đầu điều trị và chỉ tháo ra khi chấm dứt điều trị.

- Thời gian niềng răng từ : 18- 30 tháng (1,5 – 2,5 năm).


Thời gian niềng răng tốt nhất 

- Trong quá trình thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn: từ 8 đến 11 tuổi.



Lứa tuổi thích hợp để chỉnh răng từ 8 đến 11 tuổi (Ảnh minh họa) 


Mục đích niềng răng 

- Thực hiện điều trị can thiệp sớm giúp phát triển xương hàm.

- Giúp răng thẳng hàng, tái tạo khớp cắn, tốt cho sức khỏe răng miệng.

- Giảm thiểu tình trạng nhổ răng để điều trị chỉnh nha sau này.


Những trường hợp cần niềng răng 

- Răng cong,  răng lệch hoặc quá nhiều răng.

- Hàm trên nhô ra ngoài nhiều hơn hàm dưới (hô)

- Hàm dưới đưa ra ngoài nhiều hơn hàm trêm (móm).

- Răng có vị trí không chính xác và khớp với xương hàm.



Những trường hợp cần được chỉnh răng: răng hô, răng móm… (Ảnh minh họa) 


Những lưu ý sau khi niềng răng 


1.Mục đích:  

- Tránh gây tổn thương  làm lệch niềng hay đứt niềng răng.

- Tránh đau đớn và hạn chế thức ăn dính vào niềng răng gây viêm lợi, sâu răng..


2.Thực phẩm cần tránh: 

- Những thực phẩm dai: gân bò, măng, kẹo mè xửng, đặc biệt là kẹo cao su…



Tuyệt đối không được nhai kẹo cao su khi niềng răng (Ảnh minh họa)

- Những thực phẩm cứng: các loại xương, cua, ghẹ, các loại kẹo cứng..

- Những thực phẩm bạn phải cắn vào: bắp ngô, táo, cà rốt..

- Hạn chế các loại đường: đồ ngọt, bánh kẹo, nước soda…

- Ngoài ra bỏ những thói quen xấu như: nhai đá, mút ngón tay, cắn móng tay, ngậm  bút mực, bút chì, thở bằng miệng quá nhiều, cắn môi và lấy lưỡi đẩy răng …..có thể gây thiệt hại cho niềng răng.

Cách giảm đau khi mọc răng khôn


“Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng” câu ví quả thực không sai. Nếu ai đã từng bị đau răng, đặc biệt đau do biến chứng khi mọc răng khôn thì mới thấu hiểu sự đau đớn, nhức nhối…đến nhường nào.

Vậy, răng khôn là loại răng nào? Có phải mọc răng này xong thì chúng ta sẽ khôn ta không? Sự nguy hiểm và những lưu ý trong thời gian mọc loại răng đặc biệt này ra sao?

Răng khôn là loại răng nào?

- Răng khôn (răng số tám còn gọi là răng hàm lớn thứ ba) thường bắt đầu mọc từ 17 đến 25 tuổi trở lên, nếu còn đủ chỗ sau răng số 7.

- Mỗi người có bốn răng khôn ở bốn góc hàm, tuy nhiên cũng có người không thấy răng khôn mọc ra vì vẫn còn nằm trong xương hàm.



Răng khôn ở góc hàm (Ảnh minh họa)

Những ảnh hưởng khi mọc răng khôn

Sâu răng

- Do răng khôn ở trong cùng của hàm nên rất khó vệ sinh, thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ gây viêm nhiễm.

- Đặc biệt những răng chỉ mọc lên được một phần hoặc mọc lệch, đâm vào răng bên cạnh, sự tích tụ lâu ngày gây sâu răng, đau đớn và nhiễm trùng có thể xảy ra.

Viêm lợi

- Sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn ở răng khôn gây ra viêm nhiễm vùng lợi xung quanh, dẫn đến triệu chứng: sưng, đau, hôi miệng và đôi khi cứng hàm (bệnh nhân không thể mở miệng to được).

- Bệnh viêm lợi tái phát nhiều lần chừng nào răng khôn chưa được chữa trị, và càng ở những lần tái phát sau mức độ nguy hiểm càng cao.

Huỷ hoại xương và răng xung quanh

- Khi răng khôn mọc đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ làm răng đó bị tiêu hủy, lung lay, nhiều khi gây sâu răng, và cuối cùng là rụng răng. Triệu chứng sớm của việc mọc lệch này là những cơn đau âm ỉ ở khu vực đó.

- Trong một số truờng hợp khi những bất thường của răng khôn không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ ... gây nguy hiểm đến tính mạng.



Răng khôn mọc lệch sẽ hủy hoại răng xung quanh (Ảnh minh họa)

Tâm sự của những người mọc răng khôn

N.M.L 22 tuổi sinh viên trường ĐHLĐXH (Hà Nội)

“Em mọc răng khôn từ đầu năm 2012. Thời gian đầu thấy lợi hơi sưng, miệng hôi, khó chịu…nên em súc miệng nước muối thường xuyên nên cũng đỡ. Bẵng đi một thời gian, khoảng tháng 10/2012, răng đau thường xuyên hơn…có những lúc em phải nghỉ học do sốt cao, nổi hạch ở cổ,  không ăn uống được gì….

Em đi khám, bác sỹ nói em bị lợi trùm, răng không mọc lên được, gây mưng mủ, viêm nhiễm xung quanh....Sau khi uống kháng sinh và dùng thuốc giảm đau một thời gian, bác sỹ đã phẫu thuật cắt lợi trùm cho em. Đến nay răng em không còn đau nữa”

M.A.T 21 tuổi (Hà Nội)

“Em bị đau răng khôn thường xuyên…Mỗi lần đau, em không mở được miệng, sốt cao…rất khó chịu. Sau khi điều trị bằng kháng sinh (theo chỉ định của bác sỹ nha khoa) hiện tượng đau răng đỡ hơn….Nhưng chỉ được vài tuần lại đau trở lại…

Em đã xin ý kiến tư vấn, bác sỹ bảo răng em mọc đâm sang bên cạnh, ảnh hưởng đến  răng khác nên cần phải nhổ….Nhưng em rất sợ vì mọi người bảo răng số 8 nhiều giây thần kinh, nếu nhổ không cần thận…sẽ bị lệch mặt, méo miệng…Em chưa biết phải làm thế nào…nhưng để tình trạng đau kéo dài, phiền phức... em không chịu nổi”

Phương pháp giảm đau khi mọc răng khôn

Giữ sạch vùng khoang miệng

- Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn.

- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%), đặc biệt là sau khi ăn vì khi mọc răng khôn, lợi sẽ bị đỏ và sưng rất dễ bị nhiễm trùng.

- Sử dụng nước sát trùng: dùng bông thấm nước sát trùng tra vào chỗ răng mọc, giữ nguyên từ 15 - 20 phút, làm 2 lần/ ngày.



Súc miệng nước muối đề giữ sạch khoang miệng (Ảnh minh họa)

Chườm đá

- Lấy đá bọc vào miếng vải sạch, sau đó chà lên các khu vực răng bị đau.

- Thực hiện vài lần trong ngày, nước đá có tác dụng gây tê, giảm bớt sự đau đớn.

Dùng thuốc kháng sinh, giảm đau

- Trong trường hợp có triệu chứng sưng đau, sốt thì dùng kháng sinh, liều dùng theo chỉ định của bác sỹ.

- Kết hợp kháng sinh với các loại thuốc giảm đau.

Lưu ý:

Trong trường hợp bị sốt cao, đau nhức kéo dài hoặc răng mọc xiên, lệch, cần đến bác sỹ nha khoa, để được tư vấn về cách xử trí hợp lý.

 Sau khi có kết quả chụp X - quang, bác sỹ sẽ có những chỉ định phù hợp như: trích mủ, cắt lợi trùm hay nhổ răng…

Phương pháp giảm đau bằng dân gian

Dùng lá lốt

Tác dụng của lá lốt: ôn trung, hạ khí và giảm đau hiệu quả.



Dùng hỗn hợp lá lốt sắc đặc sẽ giảm đau răng cho bà bầu (Ảnh minh họa)

Cách làm:

- Lấy hai nắm cành và lá lốt đem rửa sạch.

- Cho lá lốt vào nước và sắc đặc với 01 bát nước, cho thêm ít muối .

- Ngậm nước hàng ngày vào buổi sáng, trưa và tối.

Dùng tỏi

 Tác dụng của tỏi: tỏi chứa chất gây tê tự nhiên, có tác dụng giảm đau rất tốt.

Cách làm:

- Bóc 1 nhánh tỏi sau đó nghiền nát rồi cho vào 1 chén nước nhỏ, bỏ thêm một chút muối khuấy đều.

- Dùng bông thấm hỗn hợp nước vào chỗ đau ngày 3 lần (sáng, trưa, tối) sẽ giảm đau.

Lưu ý: Áp dụng các phương pháp giảm đau bằng dân gian trong trường hợp bệnh nhân không được uống thuốc giảm đau như: bà bầu, phụ nữ cho con bú…

Giai đoạn trẻ mọc răng


Giai đoạn mọc răng, trẻ sẽ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Có một số gợi ý giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này.


Người lớn tránh cho trẻ dùng thuốc giảm đau vì quá trình mọc răng là giai đoạn lâu dài. Dùng nhiều thuốc quá sẽ không tốt cho trẻ.

Trẻ dễ bị tiêu chảy trong giai đoạn mọc răng. Do ngứa ở nướu răng nên trẻ sẽ bỏ mọi thứ vào miệng, dẫn đến viêm nhiễm dạ dày. Điều bạn cần làm là theo dõi phân trẻ. Nếu trẻ đi lỏng nhiều, cần cho trẻ uống dung dịch bù nước. Nên lưu ý rằng trẻ có thể bị mất nước rất nhanh.

Trẻ cũng sẽ hay khóc khi mọc răng. Mở nhạc, hát cho trẻ nghe hoặc đung đưa vỗ về có thể giúp trẻ bớt cáu kỉnh. Bạn có thể dùng các ngón tay đã rửa sạch của mình để cọ nướu răng trẻ nhằm giảm đau.

Các cơn sốt thường kéo đến khi trẻ bị viêm nhiễm dạ dày do bỏ mọi thứ vào miệng. Bạn có thể dùng thuốc hạ sốt với liều lượng tính theo cân nặng của trẻ. Nhưng nếu trẻ sốt cao, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ.

Trẻ có thể nhai một cái gì đó độc hại hoặc quá cứng trong giai đoạn trẻ mọc răng, dễ dẫn đến bị hóc, nghẹn. Bạn có thể tránh điều này bằng cách đưa cho bé vòng ngậm và chỉ giữ các đồ vật an toàn (cho dù trẻ có ngậm) ở bên trẻ.

Đừng quá lo lắng khi trẻ biếng ăn vì đây là chuyện bình thường. Cố cho trẻ uống sữa ấm bằng bình bú. Trẻ có thể nhai núm vú và sữa ấm giúp làm dịu các cơn đau ở nướu răng.

Bị a xít trào ngược nhiều hơn. Khi trẻ liên tục đưa ngón tay vào miệng thì càng dễ bị nôn trớ sữa. Giữ cho trẻ bị phân tâm trong 30 phút sau mỗi lần uống sữa. Sau thời gian này, chứng trào ngược sẽ giảm nhiều vì thức ăn đã bắt đầu được tiêu hóa.

Nếu bị viêm nhiễm dạ dày, trẻ sẽ dễ bị đầy hơi. Bạn có thể nhận biết được điều này bằng cách vỗ nhẹ vào bụng trẻ hoặc nghe trẻ đánh rắm thường xuyên. Nếu thấy trẻ tỏ ra không thoải mái, hãy đặt trẻ nằm sấp. Cách này sẽ giúp “xả” khí.

Đêm xuống, trẻ sẽ bị khó ngủ hoặc đôi khi khóc suốt đêm. Bạn cố vỗ về trẻ. Cũng có thể cho trẻ ngậm nhai gì đó khi bạn ru trẻ ngủ.

Những lưu ý khi trẻ mọc răng


    Răng của trẻ nhỏ bắt đầu mọc từ 6 tháng cho đến khi 3 tuổi. Đấy là bộ răng sữa. Khoảng thời gian này, các bậc phụ huynh rất vất vả vì ngoài một số ít trẻ không gặp phiền phức gì nhiều khi mọc răng thì đa số trẻ bị đau đớn và khó chịu.
Răng của trẻ nhỏ bắt đầu mọc từ 6 tháng cho đến khi 3 tuổi. Đấy là bộ răng sữa. Khoảng thời gian này, các bậc phụ huynh rất vất vả vì ngoài một số ít trẻ không gặp phiền phức gì nhiều khi mọc răng thì đa số trẻ bị đau đớn và khó chịu. Răng của trẻ con dễ bị sâu hơn răng người lớn và dễ bị chấn thương hơn do chạy nhảy, đùa nghịch, vì vậy cần phải được quan tâm, chăm sóc chu đáo. Nếu trẻ em được giáo dục tốt về ý thức giữ gìn sức khoẻ răng miệng ngay từ khi còn nhỏ thì điều đó sẽ trở thành thói quen tự nhiên khi lớn lên.

Trình tự mọc răng của trẻ như thế nào?

Trẻ bắt đầu mọc răng cửa hàm dưới trước tiên rồi đến răng cửa hàm trên, tiếp theo là răng cối sữa thứ nhất, sau đó là răng nanh. Khi mọc đến răng cối sữa thứ hai cũng là lúc bộ răng sữa đã mọc đủ, khi đó trẻ đã được khoảng 3 tuổi. Thông thường thì bé bắt đầu mọc răng khi được khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ mọc răng lúc mới 4 tháng tuổi và đến 1 tuổi đã mọc đầy đủ bộ răng sữa. Hoặc có trẻ không mọc một chiếc răng nào mãi cho đến khi được 2 tuổi. Các răng khác sẽ tiếp tục mọc lên theo đúng trình tự. Nếu lợi (nướu) của trẻ dày hơn các bạn cùng tuổi thì răng sẽ khó mọc hơn, nhưng cũng không cần phải lo lắng gì cả, vì cuối cùng răng cũng sẽ mọc.


Những triệu chứng thường gặp khi trẻ mọc răng

Trẻ con có thể biểu hiện đủ thứ triệu chứng khi mọc răng. Có những biểu hiện dễ dàng nhận ra là do răng đang mọc, nhưng có những triệu chứng dường như chẳng có gì liên quan đến mọc răng. Đầu tiên, phần lợi bên trên răng sắp mọc sẽ bị sưng đỏ lên, ở một số trẻ có thể lợi còn bị chảy máu một chút. Thỉnh thoảng, một bên má hoặc cả hai bên má của trẻ có thể bị ửng đỏ và hơi nóng, trẻ hay quấy khóc. Một vài triệu chứng khác cũng hay gặp là đi phân lỏng, nổi rôm sảy, có thể sốt nhẹ và sổ mũi.

Cha mẹ cần phải nắm được tiến trình mọc răng của trẻ, nhận biết được các dấu hiệu và triệu chứng của sự mọc răng để giúp cho trẻ bớt khó chịu ngay từ đầu. Khi trẻ mọc răng không chỉ có các bậc phụ huynh đau đầu vì trẻ hay quấy khóc, cáu bẳn, mà bản thân trẻ cũng thật sự rất khó chịu. Ngoài cảm giác đau, trẻ còn phải chịu đựng một số triệu chứng khác khiến chúng cảm thấy trong người rất khó ở.

Trẻ mọc răng có nên dùng thuốc?

Thuốc paracetamol có tác dụng giảm đau và an toàn khi dùng cho trẻ. Sử dụng paracetamol đúng liều lượng với tuổi và cân nặng sẽ giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó chịu này dễ dàng hơn, đặc biệt là buổi tối nhờ bớt đau, bé và cả cha mẹ sẽ được ngủ ngon. Dược sĩ hoặc bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn liều dùng thích hợp với trẻ. Ngoài ra, một vài loại thuốc khác tương tự cũng có bán rộng rãi tại các cửa hàng và hiệu thuốc.


Những điều cần lưu ý khi trẻ mọc răng

Trong giai đoạn mọc răngtrẻ bị “ngứa” răng và lợi nên muốn cắn và nhai vật gì đó cho đỡ khó chịu. Vì vậy, bố mẹ nên tìm mua cho trẻ những vật để cắn an toàn, ví dụ như vòng cắn nhựa hay những cục cắn nhựa kích thước lớn có hình trái táo chẳng hạn. Bố mẹ có thể cho trẻ gặm những mẩu bánh mì nướng khô hay bánh quy cũng được, miễn là bất cứ vật gì đưa cho trẻ cắn thì phải an toàn và phù hợp với lứa tuổi.
Ngoài ra còn có một số loại gel và bột mọc răng được bán trong các hiệu thuốc và siêu thị lớn. Bạn nên cho bé dùng thử vài loại và chọn ra loại mà bé thấy dễ chịu nhất. Cách làm đơn giản là bạn chỉ việc bôi một ít bột hoặc gel vào đầu ngón tay và chà nhẹ lên lợi của bé.
Một điều nữa là có thể bé sẽ trở nên biếng ăn, nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng vì tình trạng này chỉ kéo dài trong 1 - 2 ngày đầu. Khi răng đã mọc lên được rồi thì bé sẽ ăn lại như bình thường. Những ngày này, bạn chỉ cần cho trẻ uống nhiều nước, cho ăn cháo nghiền hoặc thức ăn mềm, dễ tiêu hoá, hấp thu.

Làm dịu cơn đau do mọc răng


     Để làm dịu cơn đau do mọc răng khi chăm sóc trẻ, cha mẹ cần biết những dấu hiệu mọc răng khiến cơn đau gia tăng. Khi bé mọc răng không chỉ khiến bé đau, mà còn có khả năng dẫn đến bé bị sốt, cảm, ho…


Một số dấu hiệu đau do mọc răng:
Lợi sưng đỏ.
Ửng đỏ ở mặt và má.
Kéo tai ở bên tai có răng mọc.
Chảy dãi nhiều.
Khó ngủ giấc ban ngày và ban đêm.
Thích cắn, mút, gặm.
Cáu kỉnh.
Không ít cha mẹ thấy bé bị sốt, tiêu chảy nhẹ trước khi mọc răng.Các chuyên gia không khẳng định, mọc răng gây nên những rắc rối trên mà chúng chỉ xuất hiện tình cờ với thời điểm mọc răng. Cách điều trị tốt nhất là chia nhỏ vấn đề và hỏi ý kiến bác sĩ.
Bạn cũng có thể nhận thấy bé nổi những mảng ban đỏ ở cẳm và dưới môi dưới. Để tránh ban phát triển, hãy lau dãi nhẹ nhàng cho con với khăn cotton mềm, nhớ là không được chà xát mạnh. Có thể chọn một loại kem bôi da và bôi cho con trước giờ đi ngủ để bảo vệ làn da bé khỏi kích ứng.

Nguyên nhân gây đau do trẻ mọc răng
Răng của bé bắt đầu hình thành ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, khi ấy, mầm răng đã được định hình trong lợi. Khi răng phát triển, chúng xuyên qua lợi và gây đau, sưng lợi. Cơn đau mọc răng khiến bé thích gặm, cắn liên tục nhưng lại thấy khó chịu khi phải mút sữa mẹ hoặc sữa bình.

Cách tốt nhất để làm dịu cơn đau
Có nhiều sản phẩm và gel bôi lợi giúp giảm đau cho bé mọc răng. Có thể đưa cho bé thứ gì mát để bé cắn cũng là cách làm dịu cơn đau. Bạn có thể thử:
- Chà ngón tay trỏ của bạn hoặc một chiếc thìa mát vào chỗ lợi bị đau của bé, có tác dụng làm tê cơn đau tạm thời.
- Cho bé ngậm vòng ngậm dành cho bé mọc răng. Vòng ngậm làm bằng silicon, chứa đầy chất lỏng ở trong có thể bị vỡ và gây nguy hiểm cho bé.
- Cho bé nhai một loại thức ăn không ngọt như củ quả được để trong ngăn mát tủ lạnh. Dưa chuột hoặc những lát chuối chín được làm mát rất phù hợp cho bé.
- Hoặc bạn có thể thử một cái núm vú cao su và cho bé nhai.
Hãy để mắt tới bé khi bạn đưa rau củ cho bé nhai, không cho bé nhai carrot sống vì khi đã có răng, bé sẽ cắn dễ dàng được một mẩu carrot cứng và gây hóc. Không bao giờ được buộc thứ gì vào cổ của bé với mục đích làm giảm cơn đau; không vòng dây vào núm vú cao su, vòng ngậm mọc răng, bánh quy cho bé mọc răng rồi lồng vào cổ của bé.
Bạn có thể cho bé uống nước mát được để trong chai, đặt ở ngăn mát tủ lạnh. Nếu bé đã đến tuổi ăn dặm, hãy cho bé ăn táo tây mát hoặc sữa chua.
Lưu ý khi dùng gel bôi lợi cho trẻ mọc răng
Gel bôi lợi cho bé mọc răng thường chứa chất gây tê và chất khử trùng, hai chất này hoạt động cùng nhau giúp giảm đau và ngừa nhiễm trùng. Một lượng nhỏ gel chà vào vùng lợi bị đau có tác dụng làm tê tạm thời (khoảng 20 phút). Tuy nhiên, không được dùng gel quá 6 lần trong ngày.
Nếu bé đang bú mẹ, tránh bôi gel cho bé ngay trước mỗi cữ bú vì khi lợi bị làm tê nó khiến bé khó khăn khi mút sữa mẹ hơn. Gel từ trong miệng bé còn có thể làm tê quầng vú mẹ, gây khó khăn cho mẹ khi cho con bú.
Lưu ý dùng paracetamol giảm đau
Không nên dùng paracetamol cho bé dưới 3 tháng nếu không có chỉ định của bác sĩ. Tất nhiên, hiếm có bé nào dưới 3 tháng tuổi có dấu hiệu mọc răng. Với bé lớn hơn, dùng paracetamol cho con cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ cẩn thận.
Bé bị đau do nhiễm trùng tai có thể bị nhầm với cơn đau do mọc răng. Vì thế, nếu bé sốt, quấy khóc, bạn nên đưa con đi khám ngay.
Thời gian mọc răng ở bé
Không có thời điểm chính xác cho chiếc răng đầu tiên của bé vì mỗi bé mọc răng ở những thời gian khác nhau. Nhiều bé không có triệu chứng khó chịu nào khi chiếc răng nhú lên, nhiều bé có triệu chứng mọc răng cả tháng trời mà chưa thấy chiếc răng nào.
Những chiếc răng đầu tiên của bé không phải thời điểm khó chịu nhất. Nhiều cha mẹ cho biết, lúc bé mọc răng hàm (sau 1 tuổi) mới là khoảng thời gian khó khăn.

Cho trẻ ăn gì khi đang mọc răng ?


   Sốt, đau nhức lợi, đút thức ăn thì phì ra, không chịu ăn, quấy khóc, đó là những biểu hiện thường thấy ở những đứa trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Vậy có cách gì để giúp bé vượt qua giai đoạn này?

Thông thường răng sữa của bé thường mọc theo thứ tự: hai chiếc răng của ở dưới, tiếp đến là hai chiếc bên cạnh, rồi hai chiếc răng cửa trên. Hàm răng sẽ hoàn thiện và đủ 20 răng sữa khi bé được 24 – 30 tháng tuổi.

Theo giải thích của Bác sĩ dinh dưỡng Đào Thị Yến Thủy - TT Dinh dưỡng TP.HCM, khi bắt đầu mọc những chiếc răng sữa, hàm răng dưới sẽ có 2 chiếc răng cửa đầu tiên, nhô lên. Các mẹ sẽ thấy những dấu hiệu đầu tiên như là sốt nhẹ, thân nhiệt từ 37-38 độ. Ngoài ra còn các dấu hiệu khác kèm theo như  tiết bọt nhiều, thích mút tay, thích cắn vật cứng, trẻ bị tiêu chảy nhẹ.



Bé rất thích ăn những thực phẩm, hoa quả cứng: như cà rốt, táo

Bé rất đau đớn, khó chịu khi phải ăn những thực phẩm gây đau lợi và sẽ phản kháng bằng cách không chịu ăn. Nếu có ăn, thì chỉ với số lượng ít và rất khó ăn. Để giúp bé ăn được dễ dàng, các mẹ nên chú ý cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và không nên ép bé để ăn hết phần cháo, hay bột.

Rút kinh nghiệm từ việc nuôi đứa con đầu lòng, đến đứa con thứ hai, chị Lê Thị Huế, ở Nghĩa Tân, Hà Nội đã có cách chăm sóc riêng khi trẻ mọc răngChị chia sẻ: trong thời gian bé mọc răng, tôi thường cho thức ăn thật mềm, hơi loãng. Nếu bé ăn ít, tôi sẽ cho con ăn thêm một số thức ăn khác như sữa chua, phomai, váng sữa, dưa chuột để lạnh. Vì đây là những thức ăn mà bé mọc răng ưa thích mà còn là cách giảm thiểu sự đau đớn khi mọc răng”.

Còn chị Nguyễn Thu Hà ở Hà Đông, Hà Nội cho biết: khi bé bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên, tôi thường xuyên giữ vệ sinh bằng cách lau sạch nước miếng chảy quang miệng bé; đồng thời cho bé ăn thức ăn hoặc hoa quả xay nhuyễn được để ở dạng ấm hoặc lạnh. Tôi thấy bé thích ăn hơn.

Theo bác sỹ Đào Yến Thủy, răng cửa có chức năng để cắn thức ăn nhỏ; còn răng hàm giúp nghiền nát trước khi thức ăn xuống dạ dày. Khi bé mọc răng, các mẹ nên đặc biệt chú ý tới vấn đề dinh dưỡng đảm bảo các yếu tố chất đường, đạm, tinh bột, chất béo.


Bột hoa quả là thức ăn bé rất thích khi mọc răng

Khi trẻ mọc răngbé sẽ rất đau lợi. Vậy các mẹ có thể chuẩn bị loại thức ăn mềm, lỏng có đầy đủ dinh dưỡng  sẽ giúp bé dịu cơn đau đớn, đồng thời vẫn đảm bảo chế độ ăn hàng ngày.

Các mẹ có thể luộc hoặc hấp rau đến khi chín mềm rồi cho bé cầm các miếng rau để ăn. Cách này giúp bé vẫn hấp thu được chất xơ và các vitamin cần thiết trong giai đoạn mọc răng. Hoặc có thể nấu nui sao ( là một bánh thay thế bánh phở) với thịt lợn, cà rốt xay nhuyễn sẽ cung cấp cho bé 1-2 tuổi khoảng 200 calo.

Để bé có được sự phát triển răng miệng khỏe mạnh, rất cần một chế độ dinh dưỡng phù hợp đảm bảo các yếu tố chất đường, đạm, tinh bột, chất béo; đặc biệt thực đơn luôn thay đổi sẽ giúp bé thích thú với việc ăn hơn. Đây sẽ là yếu tố quan trọng hỗ trợ cho bé yêu trong thời kỳ mọc răng.

Mẹo giảm đau nhanh khi trẻ mọc răng


   Đa số trẻ nhú chiếc răng sữa đầu tiên khi được khoảng 6 tháng tuổi. Và tại sinh nhật lần thứ 3, bạn sẽ thấy bé có một hàm răng hoàn thiện với 20 chiếc răng sữa nho nhỏ xinh xinh.

Mọc răng là một quá trình khá tốn kém thời gian mà bé sẽ phải trải qua. Trong thực tế, bé sẽ mất 3 năm đầu tiên để mọc đầy đủ cả hàm răng.

Đa số trẻ nhú chiếc răng sữa đầu tiên khi được khoảng 6 tháng tuổi. Và tại sinh nhật lần thứ 3, bạn sẽ thấy bé có một hàm răng hoàn thiện với 20 chiếc răng sữa nho nhỏ xinh xinh.

Những hiện tượng đi kèm mọc răng

Có một số tranh cãi liên quan tới vấn đề có hay không chuyện mọc răng gây ra đau đớn ở trẻ. Trẻ mọc răng có thể sẽ kèm theo một số triệu chứng: lợi bị sưng đỏ, chảy dãi, cằm quanh miệng nổi ban, sốt, tiêu chảy, nổi rôm sảy, sổ mũi, ho, thích cắn, cáu kỉnh, biếng ăn… nhưng bạn hãy yên tâm rằng mọc răng không gây nên bệnh.

Đối với một số trẻ sơ sinh, mọc răng là một thử thách không đơn giản bởi nó gây ra đau nhức, khó chịu.

Sau sự xuất hiện của hai chiếc răng cửa của hàm dưới, hai chiếc răng cửa hàm trên, răng bên cạnh răng cửa hàm trên, ranh nanh và rồi các răng dọc theo bên cạnh chúng cũng sẽ từ từ “nảy mầm”.Trẻ mọc răng sớm hay muộn cũng một phần do di truyền, vì vậy nếu trước đây bạn mọc răng sớm thì bạn nên yên tâm rằng điều này có thể sẽ xảy ra ở bé nhà mình.


Đối với một số trẻ sơ sinh, mọc răng là một thử thách không đơn giản bởi nó gây ra đau nhức, khó chịu (Ảnh minh họa)

Giảm đau răng cho con

Trẻ mọc răng thường kèm theo sốt, đau nhức, chảy dãi,… vì thế sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của bé bị xáo trộn là điều bình thường, hoàn toàn dễ hiểu. Bạn không thể làm bất cứ điều gì để bảo chiếc răng của bé rằng “đừng làm đau chủ nhân”, nhưng có vài cách bé sẽ thoải mái hơn khi bị đau răng nếu bạn tuân thủ theo vài cách sau:

Bé có thể ăn ít đi, không hào hứng với việc ăn uống như trước đây, bạn đừng cố ép con ăn nhiều vào thời điểm này làm gì mà cách hay nhất vẫn là chia nhỏ bữa ăn của bé, cha mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm như cháo hạt để kích thích răng bé mọc nhanh hơn và việc nhai cũng làm bé thoải mái, không gây đau đớn.

Dành thời gian trò chuyện, an ủi, ôm ấp yêu thương bé nhiều hơn vào thời điểm này.

Bạn có thể cho bé nhai những đồ ăn mát mẻ, thực phẩm mềm, nhuyễn, chúng giúp bé nuốt không phải nhai. Bạn cần lưu ý rằng răng bé sẽ được mọc nhanh hơn nếu bé tiếp nhận những thực phẩm lạnh.

Chẳng hạn như táo, lê, cà rốt xay nhuyễn để trong ngăn mát tủ lạnh, hoặc bạn có thể tìm mua và cho bé ngậm một cái vòng rồi làm lạnh nó trong tủ lạnh (vòng được thiết kế riêng làm nướu bé dễ chịu).

Nếu bé hơn 4 tháng tuổi bạn hoàn toàn có thể chà gel vào nướu để hỗ trợ giảm đau cho bé.

Trường hợp bé sốt trên 38,5 độ, bậc cha mẹ có thể cho bé sử dụng thuốc hạ sốt sau khi đã tham khảo đầy đủ ý kiến của bác sĩ.

Khi mọc răng, nhiều bé bị đi ngoài nhiều lần từ 3 – 6 ngày. Bà mẹ cần cho bé uống thật nhiều nước để bù vào lượng nước đã mất đi.

Ngoài ra, bạn hãy bắt tay vào công cuộc làm sạch sẽ thường xuyên những chiếc răng của bé. Trẻ còn nhỏ chưa thể dùng tới bàn chải đánh răng, bạn có thể đánh răng cho bé bằng một miếng gạc nhỏ được làm ẩm, mềm chà lưỡi và răng bé một cách nhẹ nhàng.

Cha mẹ có thể dùng tay để mát-xa nhẹ nướu răng để bé đỡ đau nhức. Lưu ý rằng trước khi thực hiện động tác này, bậc phụ huynh cần rửa tay sạch sẽ để tránh đưa vi khuẩn vào miệng bé.

Cha mẹ cũng có thể đánh lạc hướng cơn đau của bé bằng cách thu hút bé vào một hoạt động, trò chơi mà bé yêu thích như nghe nhạc, chơi đồ chơi mới…

Sau 18 tháng, bé hoàn toàn có thể sử dụng được bàn chải đánh răng mềm với kem đánh răng dành riêng cho bé.

Tóm lại, sau khi đã thực hiện một loạt các cách trên nhưng bé vẫn đau đớn, quấy khóc, bỏ ăn,… bạn nên nhờ tới sự trợ giúp từ chuyên gia y tế.

Nguyên nhân trẻ mọc răng chậm


    Trẻ 8-9 tháng mới mọc răng nhưng nếu vẫn phát triển tốt về thể chất và tinh thần thì đó là do sinh lý. Ngược lại, trẻ mọc răng chậm và kết hợp thêm các dấu hiệu như chậm lên cân, chiều cao, hay các triệu chứng còi xương thì là do còi xương.

Những chiếc răng sữa đầu tiên của bé mọc vào lúc bé được khoảng 6 tháng tuổi, và bé có đủ 20 chiếc răng sữa khi được khoảng hai đến hai tuổi rưỡi.

Số lượng răng là một trong những dấu hiệu dùng để theo dõi sự phát triển thể chất của trẻ. Những chiếc răng đầu tiên mọc lên báo hiệu trẻ có thể bắt đầu ăn các thức ăn đặc hơn sữa. Số răng của trẻ có liên quan đến số tháng tuổi: thông thường số răng bằng số tháng tuổi trừ đi 4. Tuy nhiên, như tất cả mọi chuyện khác dính líu đến con người, cũng có những trường hợp ngoại lệ: có vài trẻ sinh ra đã có sẵn 1-2 răng, hoặc có một số trẻ đến 8-9 tháng mà vẫn chưa mọc chiếc răng cửa đầu tiên. Những vấn đề này có thể hoàn toàn là sinh lý, nếu như trẻ vẫn phát triển tốt về tất cả mọi mặt khác: thể chất và tinh thần.

Điều cần quan tâm là phát hiện sớm các trường hợp chậm mọc răng có liên quan đến thiếu dinh dưỡng, thiếu canxi, còi xương do thiếu vitamin D... để kịp thời cải thiện chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ cho phù hợp.

Trẻ chậm mọc răng thường do thiếu canxi để phát triển các mầm răng. Thức ăn chính của trẻ là sữa. Sữa là loại thức ăn giàu canxi nhất và dễ hấp thu nhất nên trẻ không thiếu nguồn cung cấp canxi, trừ những trẻ bú mẹ mà mẹ ăn uống kiêng khem làm giảm chất lượng của nguồn sữa.

Tỷ lệ canxi trong thức ăn được hấp thu liên quan đến một tỷ lệ phù hợp của một chất khoáng khác là phốtpho, có nhiều trong các loại ngũ cốc, các loại rau, củ... Khi tỷ lệ phốt pho quá cao, sự hấp thụ canxi sẽ giảm đi.

Một chất nữa cần thiết cho sự hấp thụ canxi là vitamin D. Có 2 nguồn cung cấp vitamin D cho trẻ là thức ăn và từ ánh sáng mặt trời, trong đó nguồn cung cấp chủ yếu là từ ánh sáng mặt trời (chiếm tới 80%). Thức ăn động vật (thịt, cá, trứng, sữa) chứa nhiều vitamin D hơn với một tỷ lệ hấp thụ cao hơn thức ăn có nguồn gốc thực vật. Tuy nhiên, vì vitamin D là một loại vitamin tan trong dầu nên nếu chế độ ăn không có đủ chất béo thì dù ăn nhiều thức ăn động vật, vitamin D vẫn không thể hấp thụ được vào cơ thể.

Để phòng tình trạng còi xương ở trẻ, các bà mẹ nên chú ý một số điều sau:

- Mẹ trong giai đoạn có thai và cho con bú cần ăn uống đầy đủ chất, không kiêng khem, uống thêm 1-2 ly sữa mỗi ngày.

- Bắt đầu cho trẻ (và cả mẹ) tắm nắng vào buổi sáng từ lúc trẻ được 1 tháng tuổi, liên tục đến khi trẻ biết đi. Thời gian tắm nắng trung bình 15-30 phút mỗi ngày, trẻ có da sậm màu hơn phải tắm lâu hơn trẻ có da sáng.

- Không pha sữa cho trẻ bằng các loại nước cháo, nước bột, nước rau củ... và nhất là nước khoáng, lượng khoáng chất cao trong những loại nước này sẽ làm giảm hấp thu canxi.

- Trong chế độ ăn của trẻ luôn cung cấp đầy đủ chất đạm, nhất là đạm động vật và chất béo: Mỗi bát thức ăn của trẻ phải thêm 1-2 thìa dầu ăn.

Khi trẻ mọc răng chậm, nếu kết hợp thêm các dấu hiệu của một tình trạng thiếu dinh dưỡng chung như chậm phát triển cân nặng, chiều cao và các triệu chứng của còi xương như ngủ không ngon giấc ban đêm, hay giật mình khóc thét, có những cơn khóc ngất tím cả người, đổ mồ hôi trộm ban đêm, bẹp hộp sọ, lồng ngực lép, thóp rộng... thì chậm mọc răng ở trẻ là do còi xương. Cần gia tăng khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ, nhất là sữa và các chế phẩm từ sữa, thức ăn động vật, chất béo... Việc bổ sung thêm vitamin D và canxi dưới dạng thuốc là cần thiết tuy nhiên phải được chỉ định của bác sĩ. Các bà mẹ không được tự ý sử dụng vitamin D, vì có thể làm trẻ bị ngộ độc khi dùng liều cao hoặc thời gian dùng quá dài.

Những điều cần chú ý khi trẻ mọc răng


1. Những vấn đề về mọc răng:

Có một số đứa trẻ sinh ra đã có răng, một số mọc chiếc răng đầu tiên (răng sữa) từ khoảng tháng thứ sáu, trong khi có những đứa không mọc chiếc nào cho tới tận lúc 1 tuổi. Khác nhau là vậy, nhưng tất cả trẻ con sẽ mọc đủ răng sữa khi chúng được 2 tuổi rưỡi và bắt đầu thay răng khi lên 6.

Các nghiên cứu đều cho thấy trẻ con thường bị sốt nhẹ khi răng nhú lên khỏi lợi. Đối với một số đứa, mọc răng làm chúng trở nên cáu kỉnh, hay thức dậy và khóc vào ban đêm, chảy nước dãi và chúng cần được quan tâm một cách nhẹ nhàng.

Trẻ mọc răng đôi lúc cũng gây ra những phiền toái cho trẻ như tính khí cáu giận, chảy nước mũi ròng ròng, hay quấy khóc và còn cả đi tướt nữa. Nếu lo lắng về những hành động của con mình, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hay các nhà tư vấn sức khoẻ, và cũng đừng quy hết những hành động khác thường đó là do mọc răng. Mọc răng không làm cho trẻ ốm.



Bạn có thể nhận biết trẻ mọc răng khi thấy lợi của bé sưng đỏ lên, một bên má đỏ hồng và bé dường như khó tính hơn. Chảy nước dãi và hay gặm thứ gì đó cũng là những biểu hiện thường thấy.

2. Biện pháp giúp đỡ trẻ:

- Âu yếm, an ủi, vỗ về trẻ để tạo cho trẻ cảm giác yên tâm, làm bất cứ điều gì bạn thấy cần thiết để làm dịu đi cái đau của trẻ.

- Tham khảo ý kiến bác sĩ về chất gel hay bột không đường có thể bôi lên lợi của trẻ. Nhưng nên nhớ không được sử dụng các chất này cho trẻ dưới 4 tháng tuổi.

- Thuốc paracetamol không đường có thể hữu ích nếu con bạn bị sốt. Hỏi ý kiến bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để chắc chắn rằng thuốc có thể dùng cho trẻ ở độ tuổi của con bạn.



Có bà mẹ than phiền: "Tôi không nghĩ là mọc răng lại làm con tôi khó chịu đến vậy, thế mà nó bị đau má và cằm vì nước dãi chảy xuống, sau đó nó bôi khắp mặt khi mút tay… Tôi đã phải dùng nhớt bôi vào để giữ cho mọi việc không trở nên tồi tệ hơn".

3. Đánh răng:

Con bạn sẽ có khoảng 20 chiếc răng đầu tiên - 10 cái ở hàm trên và 10 cái ở dưới. Kể cả khi con bạn chỉ có 1 hay 2 chiếc răng thì chúng cũng cần được chăm sóc cẩn thận. Hãy chải răng cho con bạn ngay khi chiếc răng mọc lên, và cố gắng chải răng cho chúng ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.

Bạn nên sử dụng một loại kem đánh răng có chứa fluorua cho con mình. Kem đánh răng trẻ em có thể có mùi vị hấp dẫn nhưng đừng chọn loại có nhiều flourua. Hỏi ý kiến nha sĩ nếu bạn thấy nghi ngờ điều gì đó về laọi kem bạn đã chọn.

Hãy là một tấm gương tốt cho con bạn noi theo vì chúng sẽ học tập thói quen vệ sinh răng miệng của bạn.

4. Đường và gia vị:

Khẩu phần ăn của trẻ cũng rất quan trọng đối với việc hình thành và phát triển những chiếc răng khoẻ mạnh. Khi cho chúng ăn hay uống hãy tránh những thứ quá ngọt vì đường làm cho răng bị sâu.

Nên cung cấp lượng đường cho chúng bằng những thứ thay thế hợp lý như hoa quả tươi, rau xanh và nước. Tránh cho chúng ăn uống các loại nước có ga, xiro và kẹo.

- Tạo cho chúng thói quen ăn uống ngon miệng mà không có nhiều đường.

- Hạn chế đồ ăn và đồ uống chứa nhiều đường trong bữa ăn.

- Tránh các thức uống ngọt trước khi đi ngủ.

Nói với bạn bè và người thân không cho trẻ ăn bánh quy ngọt và snack nhiều đường mà thay vào đó là nho khô hay bánh quy nhạt chẳng hạn.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng


    Thông thường vào khoảng 4-7 tháng tuổi trẻ sẽ bắt đầu mọc răngVà dưới đây là các dấu hiệu trẻ mọc răng mà các bà mẹ nên biết để có chế độ chăm sóc phù hợp.

1. Dãi dớt nhiều

Một trong các dấu hiệu trẻ mọc răng đầu tiên dễ nhận thấy nhất đó chính là bé bị chảy dãi nhiều. Nguyên nhân là do mặc dù chưa nhìn thấy được các chồi răng nhưng chúng vẫn được hình thành bên dưới lợi và đẩy lợi lên, hoạt động này sẽ kích thích sản xuất nhiều nước bọt hơn, chính vì vậy nước dãi cũng bị dớt chảy nhiều.


Dớt dãi nhiều là 1 trong các dấu hiệu trẻ mọc răng thường gặp

2. Sưng nướu

Khi răng dần nhú lên, nướu của bé sẽ có hiện tượng sưng đỏ. Đó là do khi bị kích thích, nướu răng đỏ và sưng lên, đây cũng là một điều bình thường của quá trình mọc răng. Bên cạnh đó, nếu các bà mẹ để ý cũng có thể nhìn thấy chấm màu trắng trên nướu hoặc có khe hở để cho răng chuẩn bị mọc.

Khi bé bị sưng nướu sẽ có cảm giác khó chịu và cũng có thể bị sốt nhẹ. Lúc này, cha mẹ của bé nên cho bé uống thêm thuốc giảm đau.

3. Dễ cáu

Dễ cáu, hay khóc, quấy nhiều,… cũng có thể là các dấu hiệu trẻ mọc răng. Bởi lúc này trẻ bị đau lợi, sưng nướu nên trong người lúc nào cũng khó chịu, khiến cho bé có thể khóc và nổi cáu bất cứ lúc nào.


Trẻ cũng dễ trở nên cáu gắt khi mọc răng

4. Khó ngủ

Những cơn đau khi mọc răng khiến cho trẻ bị rối loạn giấc ngủ. Cũng giống như người lớn, khi mọc răng, tâm trí trẻ cũng khác, chính vì vậy cũng dễ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Thông thường, bé khó ngủ hơn vì cơ thể khó chịu.

5. Biếng ăn

Khi mọc răng, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và đau khi có bất kỳ thứ gì chạm vào miệng, kể cả việc bú sữa mẹ. Và đây cũng chính là lý do khiến cho trẻ trở nên biếng ăn trong giai đoạn này. Để kích thích trẻ ăn nhiều hơn, bạn nên cho trẻ ăn các loại thức ăn thật mềm và nhuyễn, tránh các loại thức ăn cứng.


Khi mọc răng do trẻ bị đau lợi nên dễ biếng ăn

6. Sốt nhẹ

Sốt nhẹ cũng là dấu hiệu trẻ mọc răng đơn giản nhất mà các bà mẹ có thể nhận ra. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt như nhiễm vi rút, sức đề kháng kém,… vì vậy bạn cần phân biệt được trẻ sốt mọc răng và sốt do nguyên nhân khác để có phương pháp chăm sóc phù hợp.