Trẻ mọc răng biếng ăn


Khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Mọc răng thường làm trẻ khó chịu, đau, quấy khóc và hay hờn dỗi và đặc biệt là trẻ biếng ăn làm cho các bà mẹ rất lo lắng.


Trẻ mọc răng, quấy khóc lười ăn

Trẻ mọc răng biếng ăn, mẹ cần làm gì?

Trước khi răng nhú lên, nướu lợi có thể bị sưng, viêm tấy đỏ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu. Khi những chiếc răng sữa đầu tiên nhú dần lên, kèm theo đó là hiện tượng nứt lợi, gây đau cho trẻ và rất có thể bị nhiễm trùng răng miệng. Mọc răng khiến trẻ hay quấy khóc và lười ăn uống, sốt, trong giai đoạn mọc răng trẻ có thể bị sút cân. Lúc này, cần hết sức cẩn thận với việc lựa chọn đồ chơi cho trẻ, vì trẻ sẵn sàng đưa vào miệng tất cả những gì có trong tay và việc ăn uống trở thành sự sợ hãi của trẻ, vì vậy, các bà mẹ cần phải khéo léo chăm sóc để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.


Vệ sinh nướu lợi cho trẻ mọc răng

Giữ vệ sinh quanh mẹ cho trẻ, lau sạch nước dãi quanh miệng trẻ bằng khăn mềm. Cách này sẽ tránh được những nốt ban nhỏ quanh miệng làm trẻ khó chịu. Thường xuyên vệ sinh nướu lợi cho trẻ bằng khăn mềm và nước sạch sẽ giúp trẻ tránh những vấn đề về răng miệng sau này.
Không để trẻ ngậm bình sữa hay đầu vú cao su khi ngủ, vì như vậy sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và phát triển trong miệng trẻ. Nếu trẻ dùng núm vú cao su, cần đảm bảo việc vô trùng và vệ sinh sạch sẽ nhất là trong giai đoạn đặc biệt nhạy cảm này.
Trong giai đoạn mọc răng đòi hỏi các bà mẹ phải có sự kiên trì để dỗ dành bé, cơ thể khó chịu, mệt mỏi, đau nhức nên nhiều bé trở nên cáu kỉnh, dễ bị kích thích và phản ứng lại khi bị bắt ăn uống
Hãy lựa chọn cho trẻ loại đồ chơi bằng chất liệu mềm, có hình tròn. Những đồ chơi vuông thành sắc cạnh rất nguy hiểm vì dễ làm tổn thương lợi và ảnh hưởng không tốt đến quá trình mọc răng của trẻ.
Cho trẻ uống nhiều nước, ăn các thức ăn mềm. Thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho sự phát triển của răng trẻ. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm cho trẻ hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.
Nếu tình trạng trẻ quấy khóc kéo cả tuần, nhiều ngày, sụt cân thì cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn.

Dinh dưỡng cho trẻ mọc răng biếng ăn

Khi trẻ mọc răng, mẹ nên chế biến các món ăn hầm mềm, xay nhuyễn như cháo, canh, súp,… để trẻ dễ nuốt hơn
Khẩu phần ăn của trẻ nên được đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng.
Cho bé ăn những món bé thích, để tránh tình trạng sụt cân.
Duy trì các cữ bú của trẻ và bổ sung thêm canxi cho trẻ bằng những loại thực phẩm như: sữa, phô mai, sữa chua, lòng đỏ trứng, tôm, cua, cá, rau dền cơm, rau ngót,… và các loại trái cây tươi.
Đồ uống mát có thể làm dịu lúc trẻ quấy khóc trong thời gian mọc răng. Lựa chọn tốt nhất là nước. Một số bà mẹ thường cho bé uống nước ép trái cây pha với nước.


Eudulin Sirup giúp trẻ ăn ngon miệng

Ngoài ra, mẹ nên kết hợp với Eudulin Sirup  để tăng cường các vitamin cần thiết cho cơ thể trẻ, tăng sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch của trẻ. Eudulin Sirup hỗ trợ phát triển toàn diện cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng

Cách sử trí một số tình huống khi trẻ mọc răng


     Nếu trong thời gian mọc răng sữa, bé sốt tới 38,5 độ C trở lên, bạn có thể dùng Paracetamol để hạ sốt, liều lượng 10-15 mg cho một kg cân nặng, cứ 4 giờ cho uống một lần. Nếu bé sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc.

Vào khoảng 6-8 tháng tuổi, trẻ bắt đầu mọc răng sữa. Bé có thể bị sốt nhẹ, chảy nước bọt nhiều, thường đưa tay vào miệng cắn hoặc dùng lưỡi liếm phần lợi phía trước. Bé cũng có thể đi cầu phân nhão, sệt 3-4 lần/ngày, quấy khóc, biếng ăn. Các dấu hiệu này thường xuất hiện rồi tự hết trong vòng 3-7 ngày (cũng có những bé không xuất hiện dấu hiệu gì). Khi bé có các triệu chứng trên, cha mẹ cần lưu ý:

- Nếu bé đi cầu phân sệt nhiều lần trong ngày nhưng lượng phân và lượng nước ra ít thì không cần cho uống bù nước, hãy cứ cho ăn uống bình thường. Nếu phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần thì nên đưa đến bác sĩ.

- Hãy mang bé đến bác sĩ nếu tình trạng quấy khóc, không chịu ăn kéo dài trong một tuần lễ, có nguy cơ gây chậm tăng cân, sụt cân. Nếu bé chỉ ăn ít trong vài ngày thì có thể không cần đi khám.

Giúp bé có một bộ răng đẹp

Để răng bé khỏe đẹp, không bị sâu và có các dị tật, cha mẹ cần:

- Giữ vệ sinh răng miệng tốt cho bé: Sau khi ăn, nên cho bé uống một ít nước lọc để súc miệng, sau đó lau răng bằng khăn mềm; hoặc đánh răng cho bé. Nên làm thường xuyên nhiều lần trong ngày.

- Hạn chế các thói quen xấu của bé như ăn bánh kẹo thường xuyên, không đánh răng trước khi ngủ, ngậm vú giả, mút ngón tay. Những thói quen này có thể gây di lệch hàm răng, dẫn đến móm hoặc vẩu.

- Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, đặc biệt là đảm bảo chất canxi ngay từ giai đoạn mang thai.

- Không tự ý mua kháng sinh cho con uống để phòng ngừa tình trạng vàng răng vĩnh viễn do thuốc.

- Đưa con đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện và xử lý các bất thường.

Những điều cần chú ý khi trẻ mọc răng


    Mọc răng là giai đoạn khá đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ. Giai đoạn này đánh dấu sự “lớn khôn” của cơ thể trẻ để dần thích nghi với môi trường sống, nhưng việc mọc răng cũng báo trước một số rắc rối có thể xảy ra đối với sức khỏe của trẻ.


Phụ huynh cần chú ý những thay đổi về sức khỏe của trẻ trong thời kỳ trẻ mọc răng để có cách chăm sóc trẻ tốt hơn, nhất là việc ăn uống và ngủ nghỉ của trẻ nhằm đảm bảo tối ưu sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Mốc giai đoạn trẻ mọc răng

Thời kỳ mọc răng sữa của bé bắt đầu trong khoảng từ 5 - 8 tháng tuổi. Không có mốc chuẩn cụ thể nào quy định cho thời gian mọc răng sữa của trẻ, một số trẻ mọc sớm lúc 3 - 4 tháng tuổi; có trẻ mọc răng lúc 6 - 7 tháng tuổi và một số trẻ có thể muộn hơn.
Việc mọc răng nhanh hay chậm vài tháng là điều hoàn toàn bình thường. Thậm chí, có trẻ sinh ra đã có sẵn 1 hoặc 2 chiếc răng rồi gọi là răng sơ sinh. Giới hạn của tuổi mọc răng đầu tiên là từ lúc sinh tới 1 tuổi. Răng đầu tiên trung bình mọc vào 6 - 8 tháng tuổi. Hai răng cửa hàm dưới sẽ mọc đầu tiên; sau đó các răng khác sẽ tuần tự mọc.
Hai răng hàm thứ hai của hàm trên sẽ là những răng mọc cuối cùng. Răng thường mọc theo từng cặp, cụ thể như răng nanh hàm dưới ở bên phải và bên trái sẽ mọc cùng lúc. Răng hàm dưới thường mọc sớm hơn răng tương ứng ở hàm trên.
Bộ răng sữa của trẻ gồm có tất cả 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới.
Những dấu hiệu gợi ý trẻ đang mọc răng
Khi mọc răng, trẻ thường có một số rối loạn trong cơ thể, trẻ có thể mệt mỏi, quấy khóc, hay mè nheo, ít ngủ, dễ bị kích động khi mọc răng, như: bứt rứt khó chịu trong người nên hay làm nũng cha mẹ.


Một số trẻ hay bị chảy nhiều nước miếng và thường gặm thứ gì đó trong miệng cũng là những biểu hiện thường thấy. Khi dồn năng lượng cho việc mọc răng, sức bảo vệ cơ thể yếu đi nên trẻ dễ bị bệnh, bị rối loạn tiêu hóa. Vào thời kỳ này hoặc sớm hơn, trẻ thường bị sốt nhẹ và đôi khi kèm đi tiêu phân lỏng, dân gian thường gọi là tướt mọc răng.
Trước khi răng nhú lên, nướu có thể bị sưng, viêm tấy đỏ, có khi bị loét. Nướu sưng đỏ làm trẻ luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại chỗ răng nhú lên, trẻ thường cho ngón tay, đồ chơi hay bất kỳ đồ vật gì có trong tay vào miệng để cắn, những triệu chứng này thường xảy ra trước khi răng nhú lên 3 - 5 ngày. Ngoài ra, để răng mọc được, nướu phải nứt ra gây đau đớn cho trẻ và rất có thể bị nhiễm trùng vùng răng miệng. Những triệu chứng này khiến trẻ thường quấy khóc nhiều hơn và ăn uống kém, thậm chí trẻ có thể bị sụt cân.
Các dấu hiệu này thường xuất hiện rồi tự hết trong vòng 3 - 7 ngày. Tất cả những biểu hiện đó chỉ là quá trình sinh lý bình thường ở trẻ.

Có thể làm dịu sự khó chịu cho trẻ tạm thời bằng cách cho một vật nhẹ, mềm để trẻ cắn lên (như vòng mọc răng, ngậm núm vú giả bằng cao su). Nếu cảm thấy trẻ bị đau dữ dội gây khó khăn cho việc ăn uống và sihoạt của trẻ, phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt.


Nếu trong thời gian mọc răng sữa, trẻ sốt cao 38,50C trở lên và đau nhiều, có thể dùng paracetamol để hạ sốt và giảm đau, liều lượng 10 - 15mg/kg cân nặng, cứ 4 - 6 giờ cho uống một lần. Không được để trẻ sốt quá cao. Nếu trẻ sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc hạ sốt, chỉ cần lau ấm cho trẻ và cho uống thêm nước.

Trẻ mọc răng thường chảy nước miếng nhiều, thường đưa tay vô miệng cắn hoặc dùng lưỡi liếm vùng nướu phía trước. Cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt. Thường xuyên lau sạch nước miếng chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm sạch, làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau thật nhẹ nhàng. Nên cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc sau khi cho trẻ ăn.
Chú ý cho trẻ uống nhiều nước. Điều này đặc biệt quan trọng vì tiêu chảy nhiều khiến trẻ dễ mất nước. Nên cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, mềm để trẻ ăn uống dễ dàng hơn, thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho sự phát triển của răng trẻ. Ngoài ra cũng cần bổ sung cho trẻ hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.

Trẻ mọc răng nên ăn gì ?


Mọc răng là sự kiện quan trọng trong cuộc đời bé, được các mẹ đặc biệt quan tâm và lo lắng. Thông thường, bé bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên khi được 6 - 7 tháng tuổi. Hàm răng tiếp tục được hoàn thiện cho đến khi bé được 2 - 3 tuổi. Các bà mẹ có thể tính số răng của con như sau: số răng = số tháng tuổi - 4. Khi mọc răng, hầu hết trẻ thường có các triệu chứng như: chảy nhiều nước dãi, biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ, luôn mút ngón tay, rất thích cắn vật rắn, đôi khi có thể sốt nhẹ, lợi sưng đỏ ở vùng răng nhú lên, tiêu chảy.


Bắt đầu mọc răng khiến nướu trẻ sưng đau và hay quấy khóc.

Những dấu hiệu khi trẻ chuẩn bị mọc răng

Dãi dớt nhiều
Một trong những điều đầu tiên phụ huynh sẽ nhận thấy khi bé mọc răng là bé sẽ chảy quá nhiều dãi dớt. Bé 3 tháng tuổi mọc răng dãi dớt sẽ rất nhiều đến nỗi người lớn phải thường xuyên thay yếm dãi. Điều này được giải thích là do ngay cả khi chưa nhìn thấy được các chồi răng, các răng vẫn được hình thành dưới lợi và đẩy lợi lên, hoạt động này kích thích sản xuất nước bọt, vì vậy, việc dãi dớt chảy nhiều hơn là điều hoàn toàn bình thường.

Nướu sưng
Khi răng phát triển, nướu sẽ có hiện tượng sưng đỏ. Đó là do khi bị kích thích, nướu răng đỏ và sưng lên, đây cũng là một điều bình thường của quá trình mọc răng. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể thấy chấm màu trắng trên nướu hoặc có khe hở để cho răng mọc trong những ngày sắp tới. Bé sẽ bị sưng tấy nướu và có cảm giác khó chịu hoặc hơi sốt.

Dễ cáu
Hay cáu nhặng xị cũng là một trong những dấu hiệu chứng tỏ bé sắp mọc răng. Thời điểm mọc răng, nướu sưng đau, người khó chịu cũng làm cho bé dễ khóc và nổi cáu bất cứ lúc nào.
Khó ngủ
Một hiệu ứng phụ của nỗi đau mọc răng là rối loạn giấc ngủ. Cũng giống như người lớn, khi mọc răng, tâm trí trẻ cũng khác, chính vì vậy cũng dễ gây rối loạn đến giấc ngủ. Thông thường, bé khó ngủ hơn vì cơ thể khó chịu.

Biếng ăn
Khi trẻ mọc răngbé sẽ có cảm giác khó chịu khi ăn vì bất kỳ thứ gì chạm vào miệng cũng làm cho bé “bực mình” vì đau đớn. Thời gian này, thức ăn bé dễ chấp nhận nhất có lẽ là bú mẹ.

Sốt nhẹ
Sốt nhẹ có thể là dấu hiệu đơn giản nhất để nhận ra trẻ mọc răng. Với tình huống này, cha mẹ không nên quá lo lắng, nhưng cũng nên để ý đến quá trình phát triển răng của bé cũng như những biểu hiện xung quanh để có thể xử lý những vấn đề liên quan.

Chăm sóc dinh dưỡng trong giai đoạn mọc răng
Các bà mẹ cần chú ý đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này. Một số thực phẩm như khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng hay cháo ngũ cốc là những loại thức ăn rất tốt cho trẻ. Khi trẻ ở giai đoạn bắt đầu ăn dặm cũng là lúc trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên, nếu bé biếng ăn, chỉ cần cho bú mẹ là đủ, có thể cho ăn cháo xay nhuyễn trộn lẫn sữa nếu mẹ thiếu sữa. Lúc mọc răng, trẻ thường hay ngứa lợi, vì vậy, trẻ thường hay cho bất kì vật gì vào miệng để cắn, bà mẹ nên cắt các loại rau củ quả như cà rốt, củ đậu, bí xanh... thành hình khối khác nhau cho trẻ chơi và nếu trẻ muốn cho vào miệng để cắn thì những đồ chơi này không ảnh hưởng đến răng của bé. Khi trẻ đã mọc răng hàm thì bà mẹ không nên cứ xay nhuyễn thức ăn mà nên băm, thái nhỏ để bé tập nhai, nên thường xuyên thay đổi món ăn để răng của trẻ quen với các thức ăn mới. Lúc này, trẻ sẽ rất hào hứng với việc người lớn đút cho trẻ ăn bằng cả thìa. Đây là thời kỳ người lớn cần tăng cường những thức ăn rắn cho trẻ, chẳng hạn như bánh mì mềm, cơm, rau, thịt... Tập cho bé biết nhai là vô cùng quan trọng, khi biết nhai, trẻ sẽ ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, trẻ sẽ ít mắc chứng biếng ăn do chỉ cho ăn một thức ăn xay nhuyễn, động tác nhai giúp trẻ tiết nước bọt nhiều hơn, nước bọt chính là men tiêu hoá chất bột đường giúp trẻ ăn ngon miệng. Một điều quan trọng là động tác nhai giúp phát triển xương hàm của trẻ, sau này cung hàm không bị hẹp để khi thay răng, trẻ không bị răng mọc lệch.
Khi trẻ trên 1 tuổi, nên cho trẻ uống nước bằng cốc, ăn sữa bằng cốc, hạn chế bú bình sẽ tốt hơn cho sự phát triển của răng.

Mẹo giảm đau cho bé mọc răng


Chăm con khi trẻ mọc răng thật gian nan. Để con bớt quấy khóc, mẹ hãy áp dụng những mẹo dưới đây nhé!

Mẹ sẽ không thể biết được thời điểm nào bé sẽ mọc răng, cho đến khi con có những biểu hiện như chảy dãi, sốt, quấy khóc, cáu gắt,... mà không phải do bé đói bụng, tã bị ướt hay một nguyên nhân nào khác. Lúc ấy, mẹ hãy để ý kĩ xem có phải bé đang sắp mọc răng không nhé!

Chiếc răng đầu tiên bao giờ cũng khiến bé đau nhất, bứt rứt và khó chịu. Vì thế, mẹ hãy tìm cách xoa dịu cơn đau của con bằng những gợi ý dưới đây:

1. Cho con tắm nước ấm

Mẹ chuẩn bị một bồn nước ấm và để bé được ngâm mình trong đó. Nhẹ nhàng mát-xa cho con và thả vào đó vài món đồ chơi dưới nước thú vị. Điều này sẽ giúp bé bình tĩnh lại và phần nào quên những cơn đau khiến bé quấy khóc không ngớt.



2. Cho bé ngậm núm ti lạnh:

Nếu mẹ đang cho bé bú lúc này thì rất có thể bé sẽ chẳng bú được tí sữa nào mà còn cắn rất mạnh làm mẹ đau đớn. Vì thế, mẹ hãy đổ nước lạnh vào bình sữa của con để bé "muốn làm gì thì làm" với núm ti giả đó. Việc ngậm núm ti lạnh đó có thể làm dịu bớt sự khó chịu và những cơn đâu. Mẹ cũng yên tâm là bé sẽ không uống vào quá nhiều nước đâu.

3. Làm lạnh đồ chơi của bé

Có một số đồ chơi dành riêng cho bé sắp mọc răng. Bố mẹ hãy cho chúng vào tủ lạnh trước khi đưa cho bé cầm vì cái lạnh lúc này có tác dụng như thuốc tê đối với bé. Tuy nhiên, mẹ cần kiểm tra kĩ hướng dẫn sử dụng của những món đồ chơi này, vì có 1 số món được khuyến cáo là không được làm lạnh.

4. Ướp lạnh khăn

Làm ướt một cái khăn sạch và cho vào tủ lạnh. Lớp vải bông mềm khi bị đông cứng có vẻ thích hợp để chườm cho bé, hoặc để con thoải mái "gặm" giúp con đau mọc răng dịu bớt đi.

Lưu ý: Bố mẹ nên cho chiếc khăn đó vào trong 1 túi/ hộp nhựa sạch trước khi đưa vào tủ lạnh để đảm bảo vệ sinh.



5. Cho vào một chiếc túi lưới 1 phần chuối làm lạnh, hoặc trái cây mềm nào đó để bé gặm. Mùi vị ngọt thơm của trái cây lạnh vừa khiến bé thích thú lại khiến con quên đi sự khó chịu vì những chiếc răng đang cố gắng nhú ra.

6. Cho bé "mượn" ngón tay của mẹ

Mẹ hãy rửa tay thật sạch và dùng ngón tay mát-xa lợi cho con. Làm như vậy có thể khiến con đau của bé giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé gặm, cắn ngón tay của mình, nhưng phải "chuẩn bị tinh thần" vì ngay cả khi con không có chiếc răng nào, bé cũng có thể cắn khá đau đấy!

7. Bé rất thích cằm của mẹ đấy

Nghe thì có vẻ hơi buồn cười, nhưng lúc bé chuẩn bị mọc răng, mẹ nên giữ cho mặt mình luôn luôn sạch sẽ vì bé sẽ rất thích "gặm" cằm của mẹ đấy. Điều mẹ có thể làm lúc này đơn giản là... nhẫn nhịn (!) để bé quên đi những khó chịu của việc mọc răng.



8. Bác sĩ "ra tay"

Nếu mẹ đã "bất lực" vì bé vẫn cứ quấy khóc và có triệu chứng sốt, hãy đưa bé đến bác sĩ để được kê thuốc hạ sốt hợp lý hay một loại thuốc gì đó làm giảm bớt những triệu chứng này.

Bất cứ bé nào cũng phải trải qua giai đoạn mọc răng và hầu hết đều có những biểu hiện như trên. Vì thế mẹ đừng quá lo lắng mà hãy cố gắng tìm cách để xoa dịu con đau cho bé. Giai đoạn này có thể thật khó khăn với mẹ vì bé không chỉ hay bị sốt, tiêu chảy,... mà con quấy khóc, cáu gắt suốt cả ngày. Tuy nhiên, càng về sau, bé sẽ dần quen hơn với chuyện này và các triệu chứng của con cũng giảm đi đáng kể so với khi mọc chiếc răng đầu tiên.

Giúp bé bớt khó chịu khi mọc răng


    Khi mọc răng trẻ khó chịu, lợi sưng, chảy rất nhiều nước dãi... Thật buồn khi phải nhìn trẻ đau đớn. Nhưng đã có nhiều cách giúp trẻ giảm thiểu sự đau đớn ấy.

Sau đây là 7 biện pháp phổ biến, để khắc phục hậu quả khiến trẻ bị đau khi mọc răng, thông qua kinh nghiệm trao đổi giữa các bà mẹ.

1-  Xát nướu răng: Biện pháp này đơn giản nhưng rất hiệu quả. Trẻ sẽ cảm thấy dịu cơn đau khi lợi răng được cọ xát nhẹ nhàng. Chỉ cần nhẹ nhàng chà xát nướu của trẻ trong vài phút, vào thời điểm trẻ đang bị “ngứa” răng, với một ngón tay của người mẹ ( tất nhiên ngón tay phải rất sạch).



2-  Dùng khăn lạnh: Khi trẻ mọc răng rất thích gặm nhấm vào các đồ vật lạnh. Một chiếc khăn ướp lạnh là một món đồ chơi dễ dàng, an toàn và hiệu quả nhất. Đặt một chiếc khăn sạch, ẩm ướt trong tủ lạnh trong 15 phút, và sau đó cho bé nhai.

3-  Đồ chơi dành cho trẻ mọc răng. Là những chiếc vòng cao su và các món đồ chơi cho trẻ mọc răng, có đủ hình dạng và kích cỡ, có thể chịu sự nhai, cắn của trẻ. Mua về, nên đem ướp lạnh nhưng nên nhớ không được bỏ vào ngăn đá. Mẹ cũng có thể vắt nước vào núm vú cao su của bé và để cho bé thư giãn.

4-  Thực phẩm lạnh: Một bà mẹ cho biết: trái dưa chuột ướp lạnh được con trẻ đang mọc răng ưa thích. Hoặc một bé trai khác lại ưa nhai một cành rau cần tây ướp lạnh... Vì thế thức ăn ướp lạnh rất thích hợp cho trẻ đang mọc răng, khi nó muốn nhai thức ăn cứng. Bất cứ thức gì như chuối, nho, bánh mì, táo và sữa chua ướp lạnh đều có tác dụng tốt. Nên nhớ để thức ăn lạnh trong túi nhỏ. để trẻ chỉ có thể nhai mà không thể nuốt từng miếng lớn.

5-  Dùng bánh quy: Đối với một số trẻ không thích thức ăn lạnh, thì vẫn có một số thực phẩm không cần lạnh, để hỗ trợ cho trẻ. Bánh quy rất tốt cho trẻ đủ tuổi để nhai và ăn, khi đang mọc răng. Thậm chí người mẹ có thể tự làm bánh quy ngọt cho con ăn.

6-  Dùng đồ chơi mọc răng: Hiện có những thứ được bán sẵn trên thị trường và thường có các chất Benzocain để làm tê nướu răng. Nhưng các chuyên gia không đồng ý về việc sử dụng chúng cho trẻ mọc răng, vì dùng nhiều có thể làm tê mặt sau và làm giảm phản xạ cổ họng của trẻ. Trong một số trường hợp hiếm gặp còn có thể gây ra phản ứng dị ứng. Do đó, nhiều người chấp nhận chỉ sử dụng một cách chừng mực, tất nhiên phải được bác sĩ nhi khoa kiểm tra và khuyên dùng.

7-  Dùng thuốc giảm đau. Theo một số bà mẹ, không có gì đáng lo nếu dùng một liều lượng nhỏ thuốc giảm đau của trẻ em như thuốc giảm đau cho trẻ sơ sinh (Tylenol hoặc Motrin), nếu thấy trẻ quá đau đớn vì mọc răng. Nhưng chắc chắn nhất là nên hỏi ý kiến các bác sĩ nhi khoa, khi muốn sử dụng acetaminophen hoặc bất kỳ thứ thuốc giảm đau nào cho trẻ khi bé đang mọc răng nhé.

Phân biệt khi trẻ mọc răng hay bị bệnh


     Từ lâu, nhiều bà mẹ tin rằng sốt và tiêu chảy là dấu hiệu con mọc răng. Nhưng các bác sĩ khuyến cáo, nên nghĩ đến bệnh nghiêm trọng khác nếu bé sốt cao trên 39 độ và tiêu chảy nặng, kéo dài.

Một nghiên cứu mới giúp xác định những gì Viện Nha khoa Nhi Mỹ khẳng định, rằng sốt cao hơn 39 độ không nên quy kết cho bất cứ vấn đề gì về răng, bao gồm mọc răng. Điều này cũng giúp đánh tan niềm tin xưa nay rằng tiêu chảy có liên quan đến mọc răng.


Ảnh minh họa 

Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Michael L. Macknin, khoa nhi và chăm sóc vị thành niên tại Bệnh viện Cleveland ở Ohio (Mỹ) và các đồng nghiệp đã theo dõi 125 trẻ ở độ tuổi 3-6 tháng trong suốt 8 tháng. Trong quá trình này, bố mẹ các bé giữ một cuốn nhật ký hằng ngày ghi lại nhiệt độ của con, thời điểm răng nhú và danh sách 18 triệu chứng. Tất cả những lần bị bệnh, dùng thuốc và chủng ngừa cũng được ghi lại.

Giai đoạn trẻ mọc răng được xác định là giai đoạn 8 ngày, gồm 4 ngày trước khi răng nhú và kéo dài 3 ngày sau đó.

Kết thúc nghiên cứu, trong số các trẻ được theo dõi, hơn 35% không có triệu chứng gì suốt giai đoạn 8 ngày mọc răng. Những trẻ khác thì chán ăn, hay cắn, nhỏ dãi, xoa tai, cọ xát lợi, nổi mẩn đỏ trên mặt, nhiệt độ bất thường và khó ngủ. Hay cắn, nhỏ dãi, cọ xát lợi, khó chịu và hay mút xảy ra với tần suất lớn hơn trong quá trình trẻ mọc răng.

Nhiệt độ cao, nhưng dưới 39 độ, là một dấu hiệu của mọc răng nhưng chỉ một ngày trước và một ngày răng thực sự nhú. Nhiều người tin là mọc răng gây ra tiêu chảy nhưng nghiên cứu cho thấy dấu hiệu này chỉ rất nhẹ, ở hai bé.

Sau khi xem xét nghiên cứu này, Zuhair Sayany, giáo sư về nha khoa nhi ở Đại học Pennsylvania School of Dental Medicine, Philadelphia (Mỹ) nói rằng, thực tế nhiều triệu chứng được cho là do mọc răng nhưng thực sự là vì bệnh nghiêm trọng khác.

Rachel Berger, giáo sư nhi tại Bệnh viện Nhi ở Pittsburgh khuyên, bố mẹ nên chú ý khi thấy các triệu chứng như nhiệt độ tăng cao hơn 39 độ, đặc biệt ở trẻ nhỏ và những dấu hiệu khác như ho, chảy nước mũi, giảm đi tiểu, nôn vì nó không liên quan đến mọc răng. Nếu trẻ không chơi đùa như bình thường, đó thực sự là dấu hiệu bệnh, và bố mẹ cần đưa con đến bác sĩ. Tiêu chảy nặng và nhiệt độ cao hơn 39 độ không phải do mọc răng và bạn cần hỏi ý kiến thầy thuốc.

Thông thường, chiếc răng đầu tiên xuất hiện khi bé 6-8 tháng. Hai chiếc răng cửa dưới nhú ra đầu tiên, tiếp đó là răng cửa trên. Bạn thường thấy những chiếc răng hàm đầu tiên xuất hiện khi bé lên 1 tuổi.

Joana Ramos-Jorge, một nha sĩ nhi khoa ở Brazil, cũng đã thực hiện một nghiên cứu 8 tháng về quá trình mọc răng của trẻ và các triệu chứng liên quan sau quá trình, cô thấy các bậc phụ huynh thường tìm đến mình nhờ chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé trong khi thực sự trẻ bị bệnh khác, như bệnh do virus.

Nghiên cứu của cô cho thấy các triệu chứng liên quan đến mọc răng bao gồm phát ban, chảy dãi, chảy nước mũi, tiêu chảy nhẹ trong thời gian ngắn, cáu kỉnh, chán ăn và tăng nhiệt độ nhẹ. Các triệu chứng này không nghiêm trọng và không kéo dài, thường bắt đầu khi răng nhú lên và kéo dài đến ngày hôm sau. Các bé bị bệnh thì triệu chứng dai dẳng và nghiêm trọng hơn.

Để giảm bớt khó chịu cho bé, đầu tiên có thể thử cho bé dùng thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol. Nếu bé mọc răng, con sẽ cảm thấy khá hơn. (Nếu nó không có tác dụng, có thể không phải bé bị mọc răng). Ngoài ra có thể đưa cho bé một vòng nướu ngậm lạnh và bế bé đi dạo chơi.

Dấu hiệu báo bé sắp mọc răng sữa


    Khi mọc răng sữa bé thường cáu kỉnh, bỏ bú và có các dậu hiệu sốt, ho... Dưới đây là những dấu hiệu báo bé sắp mọc răng sữa, các mẹ hãy chú ý để chăm sóc răng cho con nhé!

Những dấu hiệu bé sắp mọc răng

Chảy dãi: Quá trình mọc răng sẽ kích thích nước dãi trong khoang miệng chảy ra nhiều hơn. Tuy nhiên, chảy dãi là hiện tượng phổ biến với các bé 10 tuần đến khoảng 4 tháng tuổi. Cho nên, bạn có thể nhầm lẫn dấu hiệu chảy dãi bình thường, không phải do sắp mọc răng.

Cằm và quanh miệng nổi ban: Do nước dãi chảy nhiều ra khỏi khoang miệng nên nó có thể khiến bé bị nổi ban ở vùng da khô như cằm hoặc quanh miệng (thậm chí là dưới cổ) - đây là những vùng da tiếp xúc với nước bọt.

Để tránh bị nổi bạn, bạn nên vệ sinh thường xuyên quanh miệng khi bé chảy nước dãi.



Bị ho: Nước dãi chảy ra có khả năng khiến bé bị nghẹn, gây ho. Nếu bị ho không kèm các triệu chứng khác của cảm hoặc dị ứng thì nó càng chứng tỏ, bé sắp mọc răng.

Thích cắn: Áp lực khi một mầm răng chuẩn bị chồi lên khỏi lợi khiến bé vô cùng bứt rứt. Khi đó, bé sẽ tìm cách giảm thiểu sự khó chịu thông qua việc cắn. Một ngón tay sạch, mảnh khăn sạch được nhúng nước mát, đồ ăn mát… rất thích hợp để bé gặm.

Bị đau: Khi lợi bị sưng, bé sẽ quấy khóc vì đau. Chiếc răng đầu tiên mọc lên thường khiến bé bị đau nhất. Thời gian mọc những chiếc răng sau sẽ dễ chịu hơn do bé đã làm quen với cảm giác bị đau khi mọc răng.

Dễ cáu kỉnh: Cơn đau răng và đau lợi là nguyên nhân làm bé mệt mỏi, quấy khóc. Một số bé quấy trong vài giờ đồng hồ nhưng cũng có bé quấy vài ngày, thậm chí vài tuần.

Từ chối bú: Cơn đau trong miệng làm bé phải đề phòng với những thứ được mẹ đưa vào miệng, cho dù đó là “ti mẹ” hay bình sữa.

Bị tiêu chảy: Dấu hiệu này chưa được các chuyên gia khẳng định là đúng nhưng nhiều người mẹ nhận thấy, trong giai đoạn mọc răng, bé đi tiêu nhiều hơn bình thường. Mọc răng không phải yếu tố khiến bé mắc tiêu chảy; do đó, nếu bé bị tiêu chảy nặng, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám.

Bị sốt: Tương tự dấu hiệu tiêu chảy, mọc răng không phải nguyên nhân gây sốt cao ở bé. Các chuyên gia lý giải, thời điểm xuất hiện chiếc răng đầu tiên cũng là thời điểm hệ miễn dịch ở bé thay đổi (bước vào tuổi ăn dặm hoặc chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang bú bình và ăn dặm). Do đó, những tác nhân gây sốt bên ngoài dễ xâm nhập vào cơ thể bé. Ngoài ra, dấu hiệu lợi bị tấy đỏ cũng có thể khiến bé bị sốt nhẹ. Nếu bé sốt cao, kéo dài, cha mẹ nên đưa bé đi khám.



Ngủ không ngon: Cơn đau răng không chỉ khó chịu vào ban ngày mà nó còn khiến bé bất an vào cả ban đêm. Nếu bé tỉnh giấc, có thể vỗ về, hát ru nhưng không nên cho bé ăn đêm, vì hành vi này có thể trở thành phản xạ có điều kiện ngay cả khi bé không bị đau vì mọc răng.

Có thể nổi cục ở lợi: Lúc này, bạn nên dùng miếng gạc mát, chườm vào chỗ bị sưng trên lợi cho bé.

Kéo tai, dùng tay chà vào má: Bởi vì, lợi, tai và má cùng có chung một đường dây thần kinh và có sự tác động qua lại. Tuy nhiên, các bé bị nhiễm trùng tai cũng có biểu hiện kéo tai thường xuyên. Vì thế, bạn nên đưa bé đi khám nếu dấu hiệu kéo tai không liên quan đến mọc răng.

Lịch mọc răng sữa của bé

Sau đây là lịch mọc răng sữa của bé, các mẹ tham khảo để lưu ý và chăm sóc con mình nhé. 20 chiếc răng đầu tiên có thể mọc từ tháng thứ năm cho đến năm tuổi thứ ba của em bé.

Chúng thường xuất hiện theo một trình tự nhất định như sau:

Hai răng cửa giữa hàm dưới: 5 – 9 tháng

Hai răng cửa giữa hàm trên: 7 – 10 tháng

Hai răng cửa bên hàm dưới: 7 – 14 tháng

Hai răng cửa bên hàm trên: 8 – 12 tháng

Hai răng hàm thứ nhất hàm dưới: 12 – 20 tháng

Hai răng hàm thứ nhất hàm trên: 14 – 20 tháng

Hai răng nanh hàm dưới: 16 – 20 tháng

Hai răng nanh hàm trên: 18 – 24 tháng

Hai răng hàm thứ hai hàm dưới: 20 – 28 tháng

Hai răng hàm thứ hai hàm trên: 24 – 30 tháng

Cách giúp trẻ giảm đau khi mọc răng:

BS.Lê Thị Thùy Dung - Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, trong giai đoạn mọc răng trẻ có thể ngứa nướu, đau nướu và sốt (thường mọc răng hàm). Nếu chỉ ngứa nướu (trẻ hay nghiến răng, nghiến lợi, chảy nước dãi) có thể cho trẻ nhai núm vú giả khi trẻ khó chịu. Nếu trẻ đau hoặc sốt, cha mẹ có thể cho trẻ uống paracetamol (thuốc hạ sốt thông dụng cho trẻ nhỏ), liều lượng như khi trẻ bị sốt.

Các bậc cha mẹ có thể dùng khăn lạnh: Đặt một chiếc khăn sạch, ẩm ướt trong tủ lạnh trong 15 phút, và sau đó cho bé nhai.

Bên cạnh đó, các bà mẹ có cho trẻ ăn thức ăn ướp lạnh, rất thích hợp cho trẻ đang mọc răng, khi nó muốn nhai thức ăn cứng. Bất cứ thức gì như chuối, nho, bánh mì, táo và sữa chua ướp lạnh đều có tác dụng tốt. Nên nhớ để thức ăn lạnh trong túi nhỏ. để trẻ chỉ có thể nhai mà không thể nuốt từng miếng lớn.



Đối với một số trẻ không thích thức ăn lạnh, thì vẫn có một số thực phẩm không cần lạnh, để hỗ trợ cho trẻ. Bánh quy rất tốt cho trẻ đủ tuổi để nhai và ăn, khi đang mọc răng. Thậm chí người mẹ có thể tự làm bánh quy ngọt cho con ăn.

Ngoài ra, các bậc cha mẹ có thể dùng thuốc giảm đau. Theo một số bà mẹ, không có gì đáng lo nếu dùng một liều lượng nhỏ thuốc giảm đau của trẻ em như thuốc giảm đau cho trẻ sơ sinh, nếu thấy trẻ quá đau đớn vì mọc răng. Nhưng để an toàn cho trẻ, các bậc cha mẹ nên hỏi ý kiến các bác sĩ nhi khoa, khi muốn sử dụng acetaminophen hoặc bất kỳ thứ thuốc giảm đau nào cho trẻ khi bé đang mọc răng.

Thức ăn theo từng giai đoạn trẻ mọc răng

Với mỗi giai đoạn phát triển, bé lại cần một thực đơn phù hợp để giúp răng và nướu khỏe mạnh.

Giai đoạn 4 - 8 tháng:

Thông thường, 4 tháng sau khi sinh, bé xuất hiện hiện tượng “chảy dãi”, báo hiệu chiếc răng sữa đầu tiên sẽ nhú lên trong tương lai gần. Vị trí của chiếc răng này thường nằm ở hàm dưới.

Thời điểm bé chuẩn bị mọc răng hoặc răng nhú lên khỏi lợi, bạn có thể thay đổi thực đơn cho bé từ thức ăn dạng lỏng dần dần sang dạng sền sệt hoặc đặc hơn với các món như: khoai tây nghiền, cháo… để bé trải nghiệm cảm giác thức ăn hơi đặc một chút sẽ như thế nào (chú ý nên bắt đầu từ lượng thức ăn ít, sau đó tăng nhiều lên theo thời gian).

Ngoài ra, bạn có thể hầm nhừ rau củ, bỏ hạt và cắt nhỏ một số loại hoa quả mềm để cho bé ăn. Điều này sẽ giúp răng sữa của bé mọc thuận lợi hơn, đồng thời luyện tập cơ nhai, thúc đẩy nướu và răng sữa của bé phát triển khỏe mạnh.




Giai đoạn 8 – 12 tháng:

Trong khoảng thời gian này, bé sẽ dần dần mọc 2 hoặc nhiều răng hơn, nhưng chắc chắn là từ răng cửa hàm trên rồi sang hai bên.

Mẹ cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé với những món ăn bổ dưỡng chế biến từ nhiều loại thịt được băm nhỏ. Thức ăn cũng cần có độ cứng thích hợp, không nên lỏng và mềm quá. Thịt lợn băm, cà rốt ninh nhừ và đậu phụ là những gợi ý mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên chú ý sử dụng trong thực đơn của con giai đoạn này.

Giai đoạn 9 – 13 tháng:

Các răng bên cạnh răng cửa hàm trên về cơ bản đã “có mặt” đầy đủ (đến 13 – 16 tháng, các răng mọc xung quanh răng cửa hàm dưới cũng xuất hiện). Đây cũng là giai đoạn chức năng tiêu hóa của bé đã gần hoàn thiện, vì vậy bé có thể ăn thức ăn đặc hơn, rau nấu chín kỹ.

Giai đoạn 13 – 18 tháng:

Lúc này bé đã có khoảng 8 – 12 chiếc răng và hàm răng cũng trở nên “mạnh” hơn. Bạn có thể giảm lượng thức ăn lỏng, tăng thức ăn đặc vì bé đã có thể ăn được cháo đặc, cơm nấu nát, bánh mì và các loại rau nấu chín tới.

Giai đoạn 16 – 20 tháng:

Khoảng 20 chiếc răng sữa xinh xắn của bé về cơ bản đã hình thành và đây là giai đoạn bé bắt đầu chuyển sang ăn cơm, mì, bánh mỳ và một số thức ăn của người lớn được rồi.

Trên thực tế, mỗi trẻ có sự phát triển khác biệt, vì vậy các loại thức ăn ứng với từng giai đoạn trên chỉ mang tính gợi ý. Bạn nên theo sát quá trình trẻ mọc răng và ăn dặm của con để điều chỉnh cho phù hợp.

Thứ tự trẻ mọc răng sữa của trẻ

Thứ tự trẻ mọc răng sữa, các mẹ nên biết quy trình mọc răng của con để chăm sóc con được tốt nhất.

Những chiếc răng đầu tiên của bé được gọi là răng sữa, và hầu hết răng sữa thường xuất hiện theo một thứ tự nhất định.



trẻ mọc 2 chiếc răng cửa dưới thường xuất hiện đầu tiên khi bé được 6-10 tháng tuổi.




Xuất hiện tiếp theo là 2 chiếc răng cửa trên thường mọc vào tháng thứ 8-12. Khi 2 chiếc răng thỏ này mọc, trông bé nhà bạn rất dễ thương.




2 chiếc răng cửa phía trên tiếp theo mọc khi bé được 9- 13 tháng tuổi. Vậy là hàm trên của bé đã có 4 chiếc răng cửa.




Thứ tự tiếp theo là 2 chiếc răng cửa dưới. Hai răng này mọc khi bé được 10-16 tháng tuổi. Vào thời điểm này, bé nhà bạn đã có thể khoe khá nhiều răng khi cười.




Hai chiếc răng hàm trên đầu tiên xuất hiện khi bé 13-19 tháng tuổi. Hai chiếc răng này mọc ở vị trí lùi về phía trong, cách một vị trí so với 4 chiếc răng cửa trên đầu tiên.




Cũng như 2 răng hàm trên, 2 răng hàm dưới mọc cách một vị trí so với 4 chiếc răng cửa dưới đầu tiên. Chúng xuất hiện khi bé ở vào khoảng 14-18 tháng tuổi.





Hai chiếc răng nanh hàm trên được mọc vào khoảng 16-22 tháng tuổi sẽ lấp đầy vị trí bị bỏ trống. Có một thực tế thú vị là ngoài cái tên răng nanh, ở một số nơi, họ gọi hai chiếc răng này là răng chó.




Hai răng nanh hàm dưới xuất hiện khi bé ở khoảng 17-23 tháng tuổi. Bây giờ, bé nhà bạn đã có một nụ cười toàn răng. Nó thực sự rất đẹp vì răng sữa bao giờ cũng trắng hơn răng vĩnh viễn.




Hai răng hàm phía dưới tiếp theo được mọc khi bé được khoảng 23-31 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, nhiều bé thường không cảm thấy khó chịu khi mọc răng vì bé đang bận rộn khám phá nhiều thứ xung quanh.




Hai chiếc răng hàm trên cuối cùng sẽ mọc khi nhóc con nhà bạn ở khoảng 25-33 tháng tuổi. Vậy là cho đến khi 3 tuổi, bé sẽ có một nụ cười vô cùng rực rỡ với đầy đủ 20 chiếc răng sữa.


Theo Afamily

12 dấu hiệu trẻ mọc răng

Chảy nước dãi khi bé mọc răng

Khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng, thường là vào tháng thứ 4 sẽ có hiện tượng chảy dãi quanh miệng trẻ. Bố mẹ không cần lo lắng vì đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ,. Hãy dùng khăn mềm lau sạch dãi cho trẻ để ngừa dãi chảy xuống cổ bé gây mẩn ngứa, khó chịu hoặc chảy xuống áo bé. Khi bé moc rang sẽ hay ngứa răng và thích cắn.




Khi mầm răng nhú lên sẽ  khiến lợi của bé bị kích thích dẫn đến ngứa ngáy. Trẻ có xu hướng đút tay vào miệng nhai, hay nhai các đồ vật trong tay. Để đảm bảo vệ sinh và không làm hỏng nướu bé, bố mẹ nên chuẩn bị cho trẻ các dụng cụ, đồ chơi gặm nướu chuyên dụng. Mẹ có thể dùng dụng cụ trợ ti nếu hay bị bé cắn trong khi bú.

Ho

Nếu bé ho nhẹ nhưng không kèm theo sốt, hắt hơi, sổ mũi thì không nên quá lo lắng, vì đây là biểu hiện bình thường do việc tiết nhiều dãi gây nên. Tuy nhiên, nên quan sát và đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu thấy trẻ ho bất thường như ho nhiều, cố dặn lấy hơi để ho, đỏ bừng mặt hoặc hơi tái khi ho, bé mệt mỏi, bỏ bú … Biểu hiện khi trẻ mọc răng.

Trẻ quấy khóc

Không phải trẻ nào cũng quấy khóc hay khó chịu trong giai đoạn mọc răng, vì quá trình mọc răng ở mỗi trẻ không giống nhau, do đó, bố mẹ cần quan sát kĩ, nếu trẻ quấy khóc, bứt rứt khó chịu cần có những biện pháp dỗ cho trẻ nín khóc như hát ru, đưa trẻ đi dạo, thu hút sự chú ý của trẻ bằng âm nhạc, đồ chơi phát nhạc…

Bỏ ăn

Trẻ giai đoạn này thường có biểu hiện bỏ bú hoặc chán ăn, do việc mọc răng gây khó chịu cho bé. Nếu việc bỏ bú xảy ra trong thời gian dài, trẻ không chịu ti mẹ hay ăn thức ăn dặm, khiến sức khỏe, cân nặng của trẻ giảm sút đáng kể, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để được tư vấn cách chăm sóc phù hợp. Có thể kéo dài thời gian giữa các cữ bú hay ăn dặm để bé thấy đói và đòi ăn.

Sốt khi bé mọc răng

Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc trẻ bị sốt trong giai đoạn mọc răng là bình thường, do có nhiều trẻ chỉ sốt nhẹ, nhưng cũng có trẻ bị sốt cao, thậm chí co giật và kéo dài nhiều ngày. Vì vậy, bố mẹ cần hết sức lưu ý khi thấy bé bị sốt.
Nếu trẻ chỉ bị sốt nhẹ, dưới 39 độ, có thể dùng các biện pháp hạ sốt như chườm khăn ấm, cho trẻ mặc thoáng. Tuyệt đối không chườm lạnh cho trẻ dễ khiến trẻ bị sốc do lạnh đột ngột.
Nếu trẻ có biểu hiện sốt cao trên 39 độ, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt với liều quy định đúng đối với trẻ em và đo thân nhiệt cho bé thường xuyên.
Nếu tình trạng sốt của trẻ kéo dài cần đưa trẻ đi khám, đề phòng các vấn đề khác về sức khỏe của trẻ gây nên.

Khó ngủ

Nếu thấy trẻ có biểu hiện khó ngủ, hay thức giấc vào ban đêm, mẹ có thể để bé tự ngủ lại hay dỗ bé ngủ bằng cách hát ru, hay xoa lưng, vỗ nhẹ vào mông bé…
Những hiện tượng trên chỉ xảy ra trong giai đoạn ủ răng, sau khi răng bé đã mọc, bé sẽ trở lại bình thường. Do đó bố mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên cũng cần chú ý quan sát trẻ, theo dõi các triệu chứng khi bé mọc răng và cách chăm sóc khi bé mọc răng để giúp trẻ phát triển tốt nhất, nếu nhận thấy những vấn đề bất thường cần đưa trẻ đi kiểm tra để có biện pháp chăm sóc kịp thời. Hy vọng các biện pháp Chăm sóc khi tre moc rang trên đây sẽ giúp ích cho bố mẹ bổ sung kiến thức và kinh nghiệm để chăm sóc bé tốt hơn

Chăm sóc trẻ biếng ăn khi mọc răng


      Nhiều bà mẹ rất khổ sở khi chăm sóc con đang trong giai đoạn mọc răngBé không chỉ quấy khóc, bị ốm, mệt mỏi,… mà trẻ biếng ăn khi mọc răng cũng là điều khiến mẹ phiền lòng. Vậy khi con biếng ăn do mọc răng thì các bà mẹ nên làm gì?

Mọc răng ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của trẻ


  Mọc răng khiến bé khó chịu, đau nhức và biếng ăn

Từ 6 tháng tuổi trở đi, các bé bước vào giai đoạn mọc răng. Trước khi răng nhú lên, nướu có thể bị sưng, viêm tấy đỏ khiến trẻ ngứa ngáy, thậm chí bị loét. Khi những chiếc răng sữa đầu tiên nhú dần lên, kèm theo đó là hiện tượng nứt lợi, gây đau cho trẻ và rất có thể bị nhiễm trùng răng miệng. Mọc răng khiến trẻ hay quấy khóc và lười ăn uống, sốt, trong giai đoạn mọc răng trẻ có thể bị sút cân. Lúc này, việc ăn uống trở thành sự sợ hãi của trẻ, vì vậy, các bà mẹ cần phải khéo léo chăm sóc để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn khi mọc răng

Cho con ăn trong giai đoạn mọc răng đòi hỏi các bà mẹ phải có sự kiên trì để dỗ dành bé. Do cơ thể khó chịu, mệt mỏi, đau nhức nên nhiều bé trở nên cáu kỉnh, dễ bị kích thích và phản ứng lại khi bị bắt ăn uống. Vì vậy, các bà mẹ cần nhẹ nhàng, không nên bắt ép bé ăn bằng những phương pháp mạnh.


 Khi bé mọc răng, mẹ nên chuẩn bị những món ăn mềm như cháo, súp

Khi trẻ mọc răng mẹ nên chế biến các món ăn hầm mềm, nhừ như cháo, canh, súp,… để trẻ dễ nuốt hơn. Mẹ cũng nên lưu ý không để cho thức ăn quá nóng hay quá lạnh vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của răng trẻ. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm trong thành phần các bữa ăn hàng ngày cho trẻ hàm lượng canxi, cho trẻ uống thêm sữa, nước trái cây để bổ sung vitamin.

Đừng để biếng ăn khi mọc răng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Trong giai đoạn mọc răng, nếu trẻ không chịu ăn uống thì cơ thể sẽ bị thiếu dinh dưỡng và năng lượng. Điều này không chỉ khiến sức khỏe trẻ suy yếu mà còn có thể khiến trẻ mắc phải nhiều căn bệnh khác. Vì vậy, các bà mẹ cần chăm sóc, tăng cường sức đề kháng và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Đặc biệt nếu để cơ thể bé thiếu kẽm và selen sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ.


Trẻ biếng ăn khi mọc răng cần được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ

Kẽm và selen là hai chất dinh dưỡng thiết yếu giúp trẻ ăn ngon miệng, cải thiện vị giác, tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa, chống viêm nhiễm,… Trong giai đoạn trẻ mọc răng các mẹ nên chú ý bổ sung kẽm và selen từ các món ăn được chế biến từ những thực phẩm tươi như: thịt, hải sản, giá đỗ, rau xanh,… Nếu trẻ ăn ít thì các mẹ nên chia nhỏ bữa chính của bé, bổ sung các bữa phụ bằng canh, súp, sữa tươi…

Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ mọc răng


   Khi mọc răng trẻ thường đau đớn nên sẽ biếng ăn hoặc ăn không ngon miệng, lúc này mẹ cần nấu cho bé những món loãng, dễ ăn như cháo, súp…

Để bé vượt qua giai đoạn mọc răng một cách khỏe mạnh và vui vẻ nhất thì chế độ dinh dưỡng cho trẻ rất quan trọng. Lúc này, mẹ hãy tạm dẹp bỏ những món cứng, khô, thay vào đó những món mềm, loãng, dễ nhai, dễ nuốt như cháo, súp, các loại bánh mềm để trẻ tiếp nhận món ăn một cách dễ dàng nhất.

Trẻ mọc răng theo từng giai đoạn, có thể tạm chia như sau:

Thời kỳ trẻ mọc 2 răng

- Trong giai đoạn từ 4-8 tháng trẻ sẽ mọc 2 răng cửa và sẽ bắt đầu có các hành động như nhai đũa, muỗng, mút tay (bắt chước người lớn)...

- Trong giai đoạn này các mẹ nên cho bé ăn một số thực phẩm như khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng hay cháo ngũ cốc.

Thời kỳ trẻ mọc 4 răng

- Trong giai đoạn từ 8-12 tháng trẻ sẽ mọc thêm 2 răng nữa ở hàm trên hoặc nhiều hơn. Dinh dưỡng cho trẻ lúc này cũng cần nhiều hơn.


Khi trẻ mọc răng, mẹ cần lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp để trẻ dễ dàng tiếp nhận thức ăn.

Lúc này, trẻ cần nhiều dinh dưỡng hơn nữa. Chính vì vậy, người lớn cần chú ý lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp với trẻ. Có thể làm thịt băm nhỏ, đậu hũ nghiền… để răng của trẻ quen với các loại thức ăn mới.

Thời kỳ trẻ mọc từ 6 – 8 răng

- Từ 9-13 tháng, các răng của hàm trên của trẻ sẽ mọc nhanh hơn các răng ở hàm dưới.

- Từ 10-16 tháng các răng ở hàm dưới mới bắt đầu mọc. Lúc này răng của trẻ cũng đã từ từ thích nghi với những loại thực phẩm rắn hơn, chức năng tiêu hóa cũng dần trở nên hoàn chỉnh.

Có thể cho trẻ ăn các loại thực phẩm cứng như trứng, rau. Đối với rau củ quả khi nấu chín mềm bạn có thể tập cho bé thói quen ăn bốc.

Thời kỳ trẻ mọc từ 8 đến 12 răng

Trong khoảng từ 13 đến 19 tháng thì các răng hàm của trẻ bắt đầu mọc. Với các răng hàm chính thì kỹ năng nhai của trẻ cần phải được tăng cường rất nhiều. Lúc này, trẻ sẽ rất hào hứng với việc người lớn đút cho trẻ ăn bằng cả thìa. Đây là thời kỳ người lớn cần tăng cường những thức ăn rắn cho trẻ, chẳng hạn như bánh mì mềm, gạo, rau, thịt…

Trẻ mọc từ 12 đến 20 răng

Trong giai đoạn từ 16 đến 20 tháng, các răng của trẻ đã dần hoàn thiện và ổn định. Người lớn đã có thể cho trẻ ăn các thực phẩm phổ biến như gạo, mì, đậu tương…

Thực phẩm phù hợp cho trẻ mọc răng

Thực phẩm xay nhuyễn dành cho trẻ em


Những món mềm như cháo, súp, bột rất phù hợp với giai đoạn trẻ đang mọc răng.

Loại thực phẩm này mềm và xốp, nó cho phép trẻ ăn nhiều mà không phải nhai. Ngay cả với những em bé lớn hơn cũng có thể ăn loại thức ăn này khi mọc răng nếu việc nhai thức ăn quá khó khăn. Bố mẹ cũng có thể nghiền trái cây và rau quả tại nhà bằng cách nấu cho đến khi mềm và trộn chúng với một lượng nước nhỏ trong máy xay sinh tố.

Có thể cho bé ăn dặm các loại thực phẩm xay nhuyễn này ở dạng ấm hoặc lạnh, nhưng nướu răng của bé đang mọc răng sẽ dễ dàng tiếp nhận thực phẩm lạnh hơn.

Bánh ăn dặm cho bé đang mọc răng

Loại bánh này có bán trong các cửa hàng và siêu thị chuyên dành cho bé . Loại bánh này mềm ra khi kết hợp với nước bọt của bé. Hầu hết bánh ăn dặm cho bé mọc răng có chứa rất ít đường và không có chất bảo quản.

Các loại rau nấu chín

Cha mẹ có thể luộc hoặc hấp rau đến khi chúng chín mềm rồi cho bé cầm các miếng rau để ăn. Cách này giúp bé vẫn hấp thu được chất xơ và các vitamin cần thiết trong giai đoạn mọc răng.

Đồ uống mát

Đồ uống mát có thể làm dịu những em bé quấy khóc trong thời gian mọc răng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, sự lựa chọn tốt nhất là nước. Một số bà mẹ thường cho bé uống nước ép trái cây pha với nước.

Các mẹ đang cho con bú có thể cho bé bú thường xuyên hơn khi bé mọc răng để cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé, việc này cũng góp phần làm bé bình tâm và bớt quấy khóc hơn khi bị đau.

Những điều cần biết khi bé mọc răng


    Khi nào thì em bé cuả bạn sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên? Dấu hiệu nào là phổ biến nhất và mẹ nên làm gì khi bé bắt đầu mọc răng?

- Thời gian: hầu hết trẻ mọc răng đầu tiên từ lúc được 4 - 7 tháng tuổi.

- Theo dõi các dấu hiệu: chảy nước dãi, nhai hay nghiến lợi, sưng nướu, ngủ mất giấc, sốt nhẹ là tất cả những dấu hiệu phổ biến nhất khi bé bắt đầu mọc răng

- Hỗ trợ bé: đồ chơi cho trẻ mọc răng, khăn mặt lạnh, và thuốc giảm đau cho trẻ sơ sinh (với sự đồng ý của bác sĩ nha khoa) đều có thể giúp giảm bớt sự khó chịu của bé trong giai đoạn này.

- Chuẩn bị tinh thần cho mẹ: nếu mẹ đang cho con bú, đầu vú của người mẹ có thể bị thương do bé cắn hay nghiến bởi những chiếc răng đầu tiên của bé mới nhú ra. Việc này thường xảy ra ở cuối mỗi lần mẹ cho bé bú, vì vậy người mẹ nên chuẩn bị tinh thần sẵn sàng và có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về một số loại thuốc bôi làm lành vết thương mà không ảnh hưởng đến việc cho bé bú.

- Vệ sinh cho bé: khi bắt đầu mọc răng em bé có thể bị chảy nhiều nước dãi, bạn có thể bôi một chút thuốc mỡ lên cằm bé để tránh kích ứng và dùng yếm để giữ cho quần áo bé sạch sẽ và khố ráo.

Với nhiều em bé, mọc răng có thể là một giai đoạn rất khó khăn kèm theo cơn sốt nhẹ và quấy khóc. Nhưng những ngày khó ngủ, mệt mỏi cho cả mẹ và bé này sẽ không kéo dài mãi, do đó các mẹ nên kiên nhẫn khi con mình bước vào giai đoạn mọc răng.



Ảnh minh họa.

Một số lưu ý khi làm sạch răng cho bé:

Bạn nên bắt đầu làm sạch răng của bé ngay sau khi thấy xuất hiện mầm trắng màu ngọc trai đầu tiên nhô lên trên lợi của bé (đối với hầu hết trẻ sơ sinh thời điểm đó là khi bé được khoảng 4 tháng tuổi).

Howard Reinstein, một bác sĩ nhi khoa ở Encino, California, đồng thời là phát ngôn viên của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết: "Lúc đầu, chỉ cần sử dụng một miếng gạc làm ẩm với nước để lau các mảng bám trên răng và nướu răng của bé". Bạn không cần phải sử dụng kem đánh răng khi này, nhưng bạn nên làm sạch răng của bé hai lần một ngày”.

Khi em bé của bạn có nhiều răng hơn, bạn có thể thử sử dụng một bàn chải đánh răng nhỏ với chỉ hai hoặc ba hàng lông thật mềm để làm sạch răng cho bé. Lúc này, để chắc chắn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa xem có nên sử dụng kem đánh răng cho bé hay không, nếu có thì nên dùng loại kem đánh răng nào.

Nếu bạn sống trong một khu vực mà nguồn nước có chất florua, bác sĩ có thể khuyên không nên sử dụng kem đánh răng có chứa florua. Ngược lại, nếu nước không có florua, bác sĩ có thể kê toa thuốc nhỏ florua hay thuốc viên và giới thiệu kem đánh răng có chất florua. Dù bằng cách nào, bạn cũng nên biết florua có thể gây độc hại cho trẻ em nếu nuốt vào với số lượng lớn.

Để tránh những rủi ro không đáng có, hãy giữ kem đánh răng ngoài tầm với của con bạn, và chỉ sử dụng một lượng kem nhỏ bằng nửa hạt đậu khi dùng đánh răng cho bé. Bạn nên khuyến khích con nhổ kem đánh răng ra chứ không phải nuốt vào - một khái niệm không dễ hiểu đối với trẻ nhỏ.

Thức ăn theo từng giai đoạn trẻ mọc răng


Với mỗi giai đoạn phát triển, bé lại cần một thực đơn phù hợp để giúp răng và nướu khỏe mạnh.

Thông thường, 4 tháng sau khi sinh, bé xuất hiện hiện tượng “chảy dãi”, báo hiệu chiếc răng sữa đầu tiên sẽ nhú lên trong tương lai gần. Vị trí của chiếc răng này thường nằm ở hàm dưới.

Thời điểm bé chuẩn bị mọc răng hoặc răng nhú lên khỏi lợi, bạn có thể thay đổi thực đơn cho bé từ thức ăn dạng lỏng dần dần sang dạng sền sệt hoặc đặc hơn với các món như: khoai tây nghiền, cháo… để bé trải nghiệm cảm giác thức ăn hơi đặc một chút sẽ như thế nào (chú ý nên bắt đầu từ lượng thức ăn ít, sau đó tăng nhiều lên theo thời gian).

Ngoài ra, bạn có thể hầm nhừ rau củ, bỏ hạt và cắt nhỏ một số loại hoa quả mềm để cho bé ăn. Điều này sẽ giúp răng sữa của bé mọc thuận lợi hơn, đồng thời luyện tập cơ nhai, thúc đẩy nướu và răng sữa của bé phát triển khỏe mạnh.

8 – 12 tháng

Trong khoảng thời gian này, bé sẽ dần dần mọc 2 hoặc nhiều răng hơn, nhưng chắc chắn là từ răng cửa hàm trên rồi sang hai bên.

Mẹ cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé với những món ăn bổ dưỡng chế biến từ nhiều loại thịt được băm nhỏ. Thức ăn cũng cần có độ cứng thích hợp, không nên lỏng và mềm quá. Thịt lợn băm, cà rốt ninh nhừ và đậu phụ là những gợi ý mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên chú ý sử dụng trong thực đơn của con giai đoạn này.



9 – 13 tháng

Các răng bên cạnh răng cửa hàm trên về cơ bản đã “có mặt” đầy đủ (đến 13 – 16 tháng, các răng mọc xung quanh răng cửa hàm dưới cũng xuất hiện). Đây cũng là giai đoạn chức năng tiêu hóa của bé đã gần hoàn thiện, vì vậy bé có thể ăn thức ăn đặc hơn, rau nấu chín kỹ.

13 – 18 tháng

Lúc này bé đã có khoảng 8 – 12 chiếc răng và hàm răng cũng trở nên “mạnh” hơn. Bạn có thể giảm lượng thức ăn lỏng, tăng thức ăn đặc vì bé đã có thể ăn được cháo đặc, cơm nấu nát, bánh mì và các loại rau nấu chín tới.

16 – 20 tháng

Khoảng 20 chiếc răng sữa xinh xắn của bé về cơ bản đã hình thành và đây là giai đoạn bé bắt đầu chuyển sang ăn cơm, mì, bánh mỳ và một số thức ăn của người lớn được rồi.

Trên thực tế, mỗi trẻ có sự phát triển khác biệt, vì vậy các loại thức ăn ứng với từng giai đoạn trên chỉ mang tính gợi ý. Bạn nên theo sát quá trình mọc răng và ăn dặm của con để điều chỉnh cho phù hợp.

Chăm sóc bé sốt do mọc răng


        Khi mọc răng bé có bị sốt hay không là câu hỏi mà nhiều mẹ thắc mắc. Bé sốt do mọc răng, bé sẽ bị sốt nhẹ trong vòng vài ngày. Nếu bé bị sốt cao liên tục, nôn mửa có thể bé bị một bệnh khác chứ không phải do mọc răng. Sốt nhẹ, đau lợi khi mọc răng làm cho bé quấy khóc hơn bình thường, do đó các mẹ cần có hướng chăm sóc bé đúng cách và có chế độ dinh dưỡng tốt cho bé.

Trong giai đoạn mọc răng, bé sẽ rất đau đớn và có những dấu hiệu như bị sốt hoặc tiêu chảy nhẹ. Đây thực sự là giai đoạn khó khăn của bé, vậy làm thế nào để giúp bé vượt qua giai đoạn khó khăn này?



Như nào là sốt mọc răng?

Bé sốt do mọc răng thường đi kèm những dấu hiệu chuẩn bị mọc răng khác như: bé chảy nhiều dãi, thích kéo tai; bé ngứa răng nên thích “gặm” tay mẹ hoặc nhai những đồ vật khác; lợi bé có biểu hiện sưng đỏ; bé sốt theo từng cơn, Bé cũng có thể đi cầu phân nhão, sệt 3-4 lần/ngày, quấy khóc, biếng ăn..… Khoảng 2-3 ngày sau đó, khi những chiếc răng mới nhú lên, cũng là thời điểm dấu hiệu sốt và tiêu chảy ở bé giảm dần rồi mất hẳn. Nhiều trường hợp, bé sốt là do mắc chứng bệnh truyền nhiễm: bé sốt liên tục, ít hoặc hầu như không kèm theo các dấu hiệu mọc răng.
Để biết chắc bé sốt có phải là do mọc răng hay không, nên đưa bé đi khám. Nhiều trường hợp, người mẹ có thể nhẫm lẫn giữa tình trạng sốt mọc răng và sốt do những nguyên nhân khác.

Tr mọc răng cần được chăm sóc thế nào?

Khi thấy bé nóng, nên nhanh chóng cặp nhiệt độ cho bé. Khoảng gần 38oC là bé sốt vừa, trên 38oC là bé sốt cao. Nếu bé sốt cao, bạn nên đưa bé đi khám sớm. Bởi vì, bé sốt gần 39oC có thể kéo theo dấu hiệu bị co giật toàn thân, thiếu oxy não, tổn thương các tế bào thần kinh khiến bé bị hôn mê (hoặc tử vong).
Nếu bé sốt tới 38,5 độ C trở lên, bạn có thể dùng Paracetamol để hạ sốt, liều lượng 10-15 mg cho một kg cân nặng, cứ 4 giờ cho uống một lần. Nếu bé sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc.
Có thể lau mát hạ sốt cho bé bằng nước ấm, tránh dùng nước quá lạnh hay nước quá nóng. Mẹ nên tăng cường các cữ bú cho bé trong ngày. Nếu bé không bú được, mẹ cần vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa.
Với bé lớn hơn, khuyến khích bé uống thêm nước lọc (hoặc có thể pha sữa bình cho bé loãng hơn bình thường). Trường hợp bé không uống được nước, dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi, miệng bé để bé không bị khô môi và cũng tránh được tình trạng mất nước.
Nếu bé bị sốt cao, co giật, lấy một chiếc khăn mềm, nhỏ, gấp lại rồi kẹp vào miệng bé, đề phòng bé cắn vào lưỡi.
Tiếp đến, đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Hết sức thận trọng vì nếu không xử lý kịp thời, bé sẽ gặp nguy hiểm về sức khỏe hoặc để lại những di chứng nặng nề sau này như: chậm phát triển trí tuệ, rối loạn thần kinh… Sốt cao co giật hay đi kèm các dấu hiệu khác như: phát ban, khó thở…

Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý:

- Nếu bé đi cầu phân sệt nhiều lần trong ngày nhưng lượng phân và lượng nước ra ít thì không cần cho uống bù nước, hãy cứ cho ăn uống bình thường. Nếu phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần thì nên đưa đến bác sĩ.
- Hãy mang bé đến bác sĩ nếu tình trạng quấy khóc, không chịu ăn kéo dài trong một tuần lễ, có nguy cơ gây chậm tăng cân, sụt cân. Nếu bé chỉ ăn ít trong vài ngày thì có thể không cần đi khám.
- Cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt. Thường xuyên lau sạch nước miếng chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm. Nhớ luôn luôn làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau nhẹ nhàng và massage nướu. Nên cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc ăn dặm xong.



Dinh dưỡng cho trẻ đang mọc răng

- Nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm để trẻ ăn uống dễ dàng, thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho sự phát triển của răng trẻ. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm cho trẻ hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.
Khi mọc răng, các bé có thể không chịu ăn nếu thực phẩm đó kích thích và gây đau lợi. Các mẹ có thể chuẩn bị loại thức ăn sau nhằm khiến bé dịu cơn đau đớn, đồng thời vẫn đảm bảo chế độ ăn cho bé hàng ngày:

Thực phẩm xay nhuyễn dành cho trẻ em

Loại thực phẩm này mềm và xốp, nó cho phép trẻ ăn nhiều mà không phải nhai. Ngay cả với những em bé lớn hơn cũng có thể ăn loại thức ăn này khi mọc răng nếu việc nhai thức ăn quá khó khăn. Bố mẹ cũng có thể nghiền trái cây và rau quả tại nhà bằng cách nấu cho đến khi mềm và trộn chúng với một lượng nước nhỏ trong máy xay sinh tố.
Có thể cho bé ăn rặm các loại thực phẩm xay nhuyễn này ở dạng ấm hoặc lạnh, nhưng nướu răng của bé đang mọc răng sẽ dễ dàng tiếp nhận thực phẩm lạnh hơn.

Bánh ăn dặm cho bé đang mọc răng

Loại bánh này có bán trong các cửa hàng và siêu thị chuyên dành cho bé . Loại bánh này mềm ra khi kết hợp với nước bọt của bé. Hầu hết bánh ăn dặm cho bé mọc răng có chứa rất ít đường và không có chất bảo quản.

Các loại rau nấu chín

Cha mẹ có thể luộc hoặc hấp rau đến khi chúng chín mềm rồi cho bé cầm các miếng rau để ăn. Cách này giúp bé vẫn hấp thu được chất xơ và các vitamin cần thiết trong giai đoạn mọc răng.

Đồ uống mát

Đồ uống mát có thể làm dịu những em bé quấy khóc trong thời gian mọc răng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, sự lựa chọn tốt nhất là nước. Một số bà mẹ thường cho bé uống nước ép trái cây pha với nước.
Trẻ sơ sinh trên 12 tháng thường rất thích sữa lạnh. Các mẹ đang cho con bú có thể cho bé bú thường xuyên hơn khi bé mọc răng để cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé, việc này cũng góp phần làm bé bình tâm và bớt quấy khóc hơn khi bị đau.
Lưu ý: Các triệu chứng khi trẻ mọc răng không bao giờ gồm sốt cao, ho, nôn mửa, tiêu chảy kéo dài, mà có thể là triệu chứng của bệnh khác, khi đó bạn cần đưa trẻ đi khám ngay.

Cha mẹ cần làm gì khi bé sốt mọc răng?

-Thay đổi chế độ ăn bằng bột, sữa hoặc cháo loãng cho bé.
-Giữ vệ sinh răng miệng cho bé: cho bé uống nước lọc sau khi ăn, lau bằng khăn mềm, chải răng cho bé, làm thường xuyên và nhiều lần trong ngày.
-Không để bé tiếp xúc với những đồ chơi vuông thành sắc cạnh, vì có thể bé sẽ “nhai” làm tổn thương đến lợi.
-Cho bé ăn chuối xắt lát lạnh, giúp lợi của bé được xoa dịu, giảm sưng. Và khi cảm thấy dễ chịu bé sẽ không quấy phá và hạ sốt.
-Khi bé sốt bạn có thể lau người cho bé bằng nước ấm vì nước lạnh hay nóng quá đều có thể làm tình trạng của bé tệ hơn. Nước ấm sẽ giúp cơ thể thoát nhiệt, giảm sốt nhanh hơn. Mặc cho bé những trang phục thoải mái và thoáng để nhiệt có thể thoát ra.
-Cho bé uống thêm nhiều nước nếu bé đi phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần trong một ngày.
-Uống thuốc giảm đau theo đơn bác sĩ (ibuprofen – thuốc đặc chế cho bé, giúp bé giảm sốt do đau răng).
Nên cho bé ăn gì khi đang mọc răng?



Sốt, đau nhức lợi, đút thức ăn thì phì ra, không chịu ăn, quấy khóc, đó là những biểu hiện thường thấy ở những đứa trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Vậy có cách gì để giúp bé vượt qua giai đoạn này?
Thông thường răng sữa của bé thường mọc theo thứ tự: hai chiếc răng của ở dưới, tiếp đến là hai chiếc bên cạnh, rồi hai chiếc răng cửa trên. Hàm răng sẽ hoàn thiện và đủ 20 răng sữa khi bé được 24 – 30 tháng tuổi.
Theo giải thích của Bác sĩ dinh dưỡng Đào Thị Yến Thủy – TT Dinh dưỡng TP.HCM, khi bắt đầu mọc những chiếc răng sữa, hàm răng dưới sẽ có 2 chiếc răng cửa đầu tiên, nhô lên. Các mẹ sẽ thấy những dấu hiệu đầu tiên như là sốt nhẹ, thân nhiệt từ 37-38 độ. Ngoài ra còn các dấu hiệu khác kèm theo như tiết bọt nhiều, thích mút tay, thích cắn vật cứng, trẻ bị tiêu chảy nhẹ.
Bé rất đau đớn, khó chịu khi phải ăn những thực phẩm gây đau lợi và sẽ phản kháng bằng cách không chịu ăn. Nếu có ăn, thì chỉ với số lượng ít và rất khó ăn. Để giúp bé ăn được dễ dàng, các mẹ nên chú ý cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và không nên ép bé để ăn hết phần cháo, hay bột.
Rút kinh nghiệm từ việc nuôi đứa con đầu lòng, đến đứa con thứ hai, chị Lê Thị Huế, ở Nghĩa Tân, Hà Nội đã có cách chăm sóc riêng khi bé mọc răng. Chị chia sẻ: trong thời gian bé mọc răng, tôi thường cho thức ăn thật mềm, hơi loãng. Nếu bé ăn ít, tôi sẽ cho con ăn thêm một số thức ăn khác như sữa chua, phomai, váng sữa, dưa chuột để lạnh. Vì đây là những thức ăn mà bé mọc răng ưa thích mà còn là cách giảm thiểu sự đau đớn khi mọc răng”.
Còn chị Nguyễn Thu Hà ở Hà Đông, Hà Nội cho biết: khi bé bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên, tôi thường xuyên giữ vệ sinh bằng cách lau sạch nước miếng chảy quang miệng bé; đồng thời cho bé ăn thức ăn hoặc hoa quả xay nhuyễn được để ở dạng ấm hoặc lạnh. Tôi thấy bé thích ăn hơn.
Theo bác sỹ Đào Yến Thủy, răng cửa có chức năng để cắn thức ăn nhỏ; còn răng hàm giúp nghiền nát trước khi thức ăn xuống dạ dày. Khi bé mọc răng, các mẹ nên đặc biệt chú ý tới vấn đề dinh dưỡng đảm bảo các yếu tố chất đường, đạm, tinh bột, chất béo.
Khi mọc răng, bé sẽ rất đau lợi. Vậy các mẹ có thể chuẩn bị loại thức ăn mềm, lỏng có đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp bé dịu cơn đau đớn, đồng thời vẫn đảm bảo chế độ ăn hàng ngày.
Các mẹ có thể luộc hoặc hấp rau đến khi chín mềm rồi cho bé cầm các miếng rau để ăn. Cách này giúp bé vẫn hấp thu được chất xơ và các vitamin cần thiết trong giai đoạn mọc răng. Hoặc có thể nấu nui sao ( là một bánh thay thế bánh phở) với thịt lợn, cà rốt xay nhuyễn sẽ cung cấp cho bé 1-2 tuổi khoảng 200 calo.
Để bé có được sự phát triển răng miệng khỏe mạnh, rất cần một chế độ dinh dưỡng phù hợp đảm bảo các yếu tố chất đường, đạm, tinh bột, chất béo; đặc biệt thực đơn luôn thay đổi sẽ giúp bé thích thú với việc ăn hơn. Đây sẽ là yếu tố quan trọng hỗ trợ cho bé yêu trong thời kỳ mọc răng.

Trẻ mọc răng sữa: Dấu hiệu và lịch mọc răng sữa ở trẻ các bậc cha mẹ nên biết


Thời gian mọc răng thay đổi từ 6 – 12 tháng tùy theo sự phát triển của trẻ. Dưới đây là các dấu hiều mọc răng dành cho các bậc cha mẹ muốn tìm hiểu quá trình mọc răng của con trẻ diễn ra như thế nào.



Những dấu hiệu khi trẻ sắp mọc răng sữa

Chảy dãi



Quá trình mọc răng sẽ kích thích nước dãi trong khoang miệng chảy ra nhiều hơn. Tuy nhiên, chảy dãi là hiện tượng phổ biến với các bé 10 tuần đến khoảng 4 tháng tuổi. Cho nên, bạn có thể nhầm lẫn dấu hiệu chảy dãi bình thường, không phải do trẻ mọc răng.

Cằm và quanh miệng nổi ban

Do nước dãi chảy nhiều ra khỏi khoang miệng nên nó có thể khiến bé bị nổi ban ở vùng da khô như cằm hoặc quanh miệng (thậm chí là dưới cổ) – đây là những vùng da tiếp xúc với nước bọt.

Để tránh bị nổi ban, bạn nên vệ sinh thường xuyên quanh miệng khi bé chảy nước dãi.

Bị ho

Nước dãi chảy ra có khả năng khiến bé bị nghẹn, gây ho. Nếu bị ho không kèm các triệu chứng khác của cảm hoặc dị ứng thì nó càng chứng tỏ, bé sắp mọc răng.

Thích cắn

Áp lực khi một mầm răng chuẩn bị chồi lên khỏi lợi khiến bé vô cùng bứt rứt. Khi đó, bé sẽ tìm cách giảm thiểu sự khó chịu thông qua việc cắn. Một ngón tay sạch, mảnh khăn sạch được nhúng nước mát, đồ ăn mát… rất thích hợp để bé gặm.

Bị đau

Khi lợi bị sưng, bé sẽ quấy khóc vì đau. Chiếc răng đầu tiên mọc lên thường khiến bé bị đau nhất. Thời gian mọc những chiếc răng sau sẽ dễ chịu hơn do bé đã làm quen với cảm giác bị đau khi mọc răng.

Dễ cáu kỉnh

Cơn đau răng và đau lợi là nguyên nhân làm bé mệt mỏi, quấy khóc. Một số bé quấy trong vài giờ đồng hồ nhưng cũng có bé quấy vài ngày, thậm chí vài tuần.

Từ chối bú

Cơn đau trong miệng làm bé phải đề phòng với những thứ được mẹ đưa vào miệng, cho dù đó là “ti mẹ” hay bình sữa.

Bị tiêu chảy

Dấu hiệu này chưa được các chuyên gia khẳng định là đúng nhưng nhiều người mẹ nhận thấy, trong giai đoạn mọc răng, bé đi tiêu nhiều hơn bình thường. Mọc răng không phải yếu tố khiến bé mắc tiêu chảy; do đó, nếu bé bị tiêu chảy nặng, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám.

Bị sốt

Tương tự dấu hiệu tiêu chảy, mọc răng không phải nguyên nhân gây sốt cao ở bé. Các chuyên gia lý giải, thời điểm xuất hiện chiếc răng đầu tiên cũng là thời điểm hệ miễn dịch ở bé thay đổi (bước vào tuổi ăn dặm hoặc chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang bú bình và ăn dặm). Do đó, những tác nhân gây sốt bên ngoài dễ xâm nhập vào cơ thể bé. Ngoài ra, dấu hiệu lợi bị tấy đỏ cũng có thể khiến bé bị sốt nhẹ. Nếu bé sốt cao, kéo dài, cha mẹ nên đưa bé đi khám.

Ngủ không ngon

Cơn đau răng không chỉ khó chịu vào ban ngày mà nó còn khiến bé bất an vào cả ban đêm. Nếu bé tỉnh giấc, có thể vỗ về, hát ru nhưng không nên cho bé ăn đêm, vì hành vi này có thể trở thành phản xạ có điều kiện ngay cả khi bé không bị đau vì mọc răng.



Có thể nổi cục ở lợi

Lúc này, bạn nên dùng miếng gạc mát, chườm vào chỗ bị sưng trên lợi cho bé.

Kéo tai, dùng tay chà vào má

Bởi vì, lợi, tai và má cùng có chung một đường dây thần kinh và có sự tác động qua lại. Tuy nhiên, các bé bị nhiễm trùng tai cũng có biểu hiện kéo tai thường xuyên. Vì thế, bạn nên đưa bé đi khám nếu dấu hiệu kéo tai không liên quan đến mọc răng.

Lịch mọc răng sữa của bé

Sau đây là lịch mọc răng sữa của bé, các mẹ tham khảo để lưu ý và chăm sóc con mình nhé, vì khi mọc răng sữa, bé sẽ trở nên cáu kỉnh và thường sốt nhẹ.

20 chiếc răng đầu tiên có thể mọc từ tháng thứ năm cho đến năm tuổi thứ ba của em bé.

Chúng thường xuất hiện theo một trình tự nhất định như sau:



Giúp bé giảm đau khi mọc răng sữa

Mọc răng thường kèm theo sốt, đau nhức, chảy dãi,… vì thế sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của bé bị xáo trộn là điều bình thường, hoàn toàn dễ hiểu. Bạn không thể làm bất cứ điều gì để bảo chiếc răng của bé rằng “đừng làm đau chủ nhân”, nhưng có vài cách bé sẽ thoải mái hơn khi bị đau răng nếu bạn tuân thủ theo vài cách sau:

Bé có thể ăn ít đi, không hào hứng với việc ăn uống như trước đây, bạn đừng cố ép con ăn nhiều vào thời điểm này làm gì mà cách hay nhất vẫn là chia nhỏ bữa ăn của bé, cha mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm như cháo hạt để kích thích răng bé mọc nhanh hơn và việc nhai cũng làm bé thoải mái, không gây đau đớn.

Dành thời gian trò chuyện, an ủi, ôm ấp yêu thương bé nhiều hơn vào thời điểm này.

Bạn có thể cho bé nhai những đồ ăn mát mẻ, thực phẩm mềm, nhuyễn, chúng giúp bé nuốt không phải nhai. Bạn cần lưu ý rằng răng bé sẽ được mọc nhanh hơn nếu bé tiếp nhận những thực phẩm lạnh.

Chẳng hạn như táo, lê, cà rốt xay nhuyễn để trong ngăn mát tủ lạnh, hoặc bạn có thể tìm mua và cho bé ngậm một cái vòng rồi làm lạnh nó trong tủ lạnh (vòng được thiết kế riêng làm nướu bé dễ chịu).

Nếu bé hơn 4 tháng tuổi bạn hoàn toàn có thể chà gel vào nướu để hỗ trợ giảm đau cho bé.

Trường hợp bé sốt trên 38,5 độ, bậc cha mẹ có thể cho bé sử dụng thuốc hạ sốt sau khi đã tham khảo đầy đủ ý kiến của bác sĩ.

Khi mọc răng, nhiều bé bị đi ngoài nhiều lần từ 3 – 6 ngày. Bà mẹ cần cho bé uống thật nhiều nước để bù vào lượng nước đã mất đi.

Ngoài ra, bạn hãy bắt tay vào công cuộc làm sạch sẽ thường xuyên những chiếc răng của bé. Trẻ còn nhỏ chưa thể dùng tới bàn chải đánh răng, bạn có thể đánh răng cho bé bằng một miếng gạc nhỏ được làm ẩm, mềm chà lưỡi và răng bé một cách nhẹ nhàng.

Cha mẹ có thể dùng tay để mát-xa nhẹ nướu răng để bé đỡ đau nhức. Lưu ý rằng trước khi thực hiện động tác này, bậc phụ huynh cần rửa tay sạch sẽ để tránh đưa vi khuẩn vào miệng bé.

Cha mẹ cũng có thể đánh lạc hướng cơn đau của bé bằng cách thu hút bé vào một hoạt động, trò chơi mà bé yêu thích như nghe nhạc, chơi đồ chơi mới…



Không nên cho bú đêm khi trẻ mọc răng sữa

Các bà mẹ không nên vội lo lắng con mình sẽ bị đói nếu không cho bú đêm vì trên thực tế, thời điểm các bé bắt đầu mọc răng sữa thường từ 6 – 8 tháng tuổi thì chỉ cần ăn no vào bữa tối, bé có thể ngủ yên cả đêm.

Nếu nửa đêm cho bé bú hoặc uống sữa hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe răng miệng và cũng không tốt cho giấc ngủ của bé. Vì những lý do này mà các nha sỹ khuyên bạn cả trước khi đi ngủ cũng không nên cho con uống sữa là tốt nhất.

Trên đây là những dấu hiệu khi trẻ mọc răng và lịch mọc răng của trẻ. Các bà mẹ cũng không nên quá lo lắng khi trẻ mọc răng sớm quá cũng như trẻ trễ mọc răng, tùy vào cơ địa của các bé nên thời gian, quá trình mọc răng ở mỗi bé khác nhau.