“Hàm răng, mái tóc một góc con người” câu ẩn dụ nói lên tầm quan trọng của mái tóc, hàm răng trong vai trò thẩm mỹ và sức khỏe của mỗi người.
Để có được một hàm răng trắng bóng, mọc răng đều, khỏe mạnh….chúng ta phải có kế hoạch chăm sóc và điều chỉnh răng. Việc hiểu biết về sự phát triển răng của trẻ từ nhỏ đến khi trưởng thành sẽ giúp phụ huynh, bác sĩ nắm bắt đúng thời cơ điều trị những sai lệch hàm, mặt tại thời điểm hợp lý, hạn chế rủi ro khi điều trị chỉnh răng.
Vậy, những lưu ý về các giai đoạn phát triển của răng, niềng răng như thế nào?
Thế nào là niềng răng
Chỉnh răng (niềng răng) là một thủ thuật nha khoa, giúp xếp răng thẳng hàng, tái tạo khớp cắn, tốt cho sức khỏe răng miệng.
Niềng răng (Ảnh minh họa)
Các loại niềng răng
- Niềng răng tháo lắp: có thể lắp vào và tháo ra hàng ngày.
- Niềng răng cố định: các mắc được cài chặt vào răng lúc bắt đầu điều trị và chỉ tháo ra khi chấm dứt điều trị.
- Thời gian niềng răng từ : 18- 30 tháng (1,5 – 2,5 năm).
Thời gian niềng răng tốt nhất
- Trong quá trình thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn: từ 8 đến 11 tuổi.
Lứa tuổi thích hợp để chỉnh răng từ 8 đến 11 tuổi (Ảnh minh họa)
Mục đích niềng răng
- Thực hiện điều trị can thiệp sớm giúp phát triển xương hàm.
- Giúp răng thẳng hàng, tái tạo khớp cắn, tốt cho sức khỏe răng miệng.
- Giảm thiểu tình trạng nhổ răng để điều trị chỉnh nha sau này.
Những trường hợp cần niềng răng
- Răng cong, răng lệch hoặc quá nhiều răng.
- Hàm trên nhô ra ngoài nhiều hơn hàm dưới (hô)
- Hàm dưới đưa ra ngoài nhiều hơn hàm trêm (móm).
- Răng có vị trí không chính xác và khớp với xương hàm.
Những trường hợp cần được chỉnh răng: răng hô, răng móm… (Ảnh minh họa)
Những lưu ý sau khi niềng răng
1.Mục đích:
- Tránh gây tổn thương làm lệch niềng hay đứt niềng răng.
- Tránh đau đớn và hạn chế thức ăn dính vào niềng răng gây viêm lợi, sâu răng..
2.Thực phẩm cần tránh:
- Những thực phẩm dai: gân bò, măng, kẹo mè xửng, đặc biệt là kẹo cao su…
Tuyệt đối không được nhai kẹo cao su khi niềng răng (Ảnh minh họa)
- Những thực phẩm cứng: các loại xương, cua, ghẹ, các loại kẹo cứng..
- Những thực phẩm bạn phải cắn vào: bắp ngô, táo, cà rốt..
- Hạn chế các loại đường: đồ ngọt, bánh kẹo, nước soda…
- Ngoài ra bỏ những thói quen xấu như: nhai đá, mút ngón tay, cắn móng tay, ngậm bút mực, bút chì, thở bằng miệng quá nhiều, cắn môi và lấy lưỡi đẩy răng …..có thể gây thiệt hại cho niềng răng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét